Danh mục

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại Vườn Quốc Gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông - khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc phục vụ du khách tại điểm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: “Khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc xây dựng mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông” nhằm nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực địa phương tại điểm để từ đó đề ra những giải pháp cụ thể trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho mô hình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại Vườn Quốc Gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông - khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc phục vụ du khách tại điểm PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH SINH TỒN GẮN LIỀN VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA TÀ ĐÙNG, TỈNH ĐẮK NÔNG - KHẢO SÁT KỸ NĂNG CỘNG ĐỒNGĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC PHỤC VỤ DU KHÁCH TẠI ĐIỂM Vũ Tuấn Đức, Đỗ Thị Ánh Thư, Trần Đình Nhị Long, Nguyễn Văn Nhứt Trí Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quyết ThắngTÓM TẮTHiện tại Vườn Quốc Gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông đang đượcxem là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách. Trong đó, đứng trước nhu cầu pháttriển mô hình du lịch sinh tồn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch Tà Đùng. Nhóm tác giả đãtiến hành khảo sát kỹ năng người dân địa phương trong việc phát triển mô hình du lịch sinhtồn tại xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông. Bài nghiên cứu dựa trên khảo sát 20hộ dân là những hộ đang kinh doanh du lịch xung quanh khu vực Topview Tà Đùng. Kết quảkhảo sát được nhóm tác giả quan sát dựa trên phương pháp thống kê mô tả để từ đó tìmhiểu thực trạng và đưa ra giải pháp giúp cải thiện kỹ năng của người dân tại điểm nhằm gópphần xây dựng mô hình du lịch sinh tồn tại Vườn Quốc gia.Từ khóa: du lịch, du lịch sinh tồn, đào tạo nhân lực du lịch, kỹ năng, sinh tồn.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU1.1 Đặt vấn đềNgày 08/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 185/QĐ-TTg để côngnhận Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thành Vườn Quốc gia Tà Đùng. Theo quy hoạch,Khu Du lịch sinh thái - văn hóa Tà Đùng sẽ được thực hiện trên tổng diện tích hơn 225ha (trong đó có hơn 208 ha khai thác du lịch, còn lại là hạ tầng). Trên diện tích này, khudu lịch sẽ đầu tư, khai thác 3 loại hình: du lịch vui chơi giải trí (vui chơi hồ đảo, vui chơicụm thác dưới tán rừng), du lịch thể thao mạo hiểm (dưới mặt nước, trong rừng bảo tồn,dã ngoại, sinh thái kết hợp với lưu trú nghỉ dưỡng trong rừng nguyên sinh) và du lịch tínngưỡng. Tổng kinh phí đầu tư khu du lịch này là hơn 174 tỷ đồng, trong đó ngân sáchnhà nước là hơn 39,5 tỷ đồng (chiếm 22,71%), huy động xã hội hóa hơn 97,5 tỷ đồng(chiếm 55,96%) và còn lại là do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đắk Nông đầu tư. Sau khiđược đầu tư, ngành chức năng dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2020, khu du lịch sẽ đón15.000 - 18.000 lượt khách mỗi năm, trong đó có trên 3.000 lượt khách quốc tế (Quyếtđịnh số 1151/QĐ-UBNN, tỉnh Đắk Nông).Tại Vườn Quốc Gia Tà Đùng, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh quan hùng vĩcủa núi rừng Tây Nguyên. Ngoài những loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, mice 2041(du lịch công vụ)…thì mô hình du lịch sinh tồn đang hiện là một mô hình mới lạ trong việcphát triển kinh tế du lịch tại Việt Nam. Và nơi đây có đầy đủ điều kiện phù hợp để phát triểnmô hình du lịch sinh tồn. Việc phát triển mô hình này có rất nhiều yếu tố khách quan chi phốinhư các yếu tố về thiên nhiên, các yếu tố về con người. Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên đã đượcđáp ứng, những yếu tố còn lại về con người cần được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng để cóthể đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.Bên cạnh đó, đứng trước nhu cầu du lịch, đặc biệt là những mô hình du lịch như sinh tồn,mạo hiểm, trekking… đó, nhóm tác giả đã đề xuất đề tài: “Khảo sát kỹ năng cộng đồngđịa phương trong việc xây dựng mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tạivườn quốc gia tà đùng, tỉnh đắk nông” nhằm nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực địaphương tại điểm để từ đó đề ra những giải pháp cụ thể trong việc phát triển nguồn nhân lựcđáp ứng cho mô hình này.1.2 Mục tiêu nghiên cứuPhân tích và đánh giá kỹ năng người dân địa phương xung quanh khu vực Tà ĐùngTopview, xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông thông qua quá trình khảo sát thựctế tại điểm.Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện kỹ năng người dân địa phương trong vấn đề phát triển cáchoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng mô hình du lịch sinh tồn trên địa bànVườn Quốc gia.1.3 Phương pháp nghiên cứuVề dữ liệu nghiên cứu: nguồn dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu từ những bài báo cáo đượcđăng trên những trang thông tin điện tử chính thống, những bài nghiên cứu về nguồn nhânlực, xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong du lịch, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu dulịch mạo hiểm. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu có khoảng 20 hộ kinh doanh du lịch nhỏlẻ xung quanh khu vực VQG. Dữ liệu thứ cấp được tác giải nghiên cứu dựa trên chuyếnkhảo sát 20 dân hộ dân, cán bộ kiểm lâm, ban quản lý Vườn Quốc gia tại xã Đắk Som,huyện Đăk Glong, huyện Đắk Nông.Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài là phươngpháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp thống kê, phương đ ...

Tài liệu được xem nhiều: