Danh mục

Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học giải toán bằng cách lập phương trình

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 722.91 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Quan niệm về mô hình hóa, mối quan hệ giữa giải toán bằng cách lập phương trình và mô hình hóa toán học, đề xuất các bước mô hình hóa trong dạy học giải toán bằng cách lập phương trình, và vận dụng các bước mô hình hóa trong dạy học giải toán bằng cách lập phương trình nhằm phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học giải toán bằng cách lập phương trình VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 31-34 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH Phạm Thị Diệu Thùy - Dương Thị Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngày nhận bài: 27/10/2017; ngày sửa chữa: 10/11/2017; ngày duyệt đăng: 30/11/2017. Abstract: In the general education curriculum of Vietnam in 2017, five specific capabilities of mathematics, including mathematical modeling competence, have been identified. The trend of education reform is appropriate with international education in current period. However, the key weakness of Vietnamese students is the unsuccessful adaptation of literary problems in the context of reality to the scientific language to address problems, while the students deal very well with problems has been partially adapted according to the suggestions. The paper discusses the development of modeling competency for students in teaching math problem solving by creating equation. Keywords: Modeling, teaching, mathematics, equation. Phương pháp MHH được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Г.И.Саранцев đã nhấn mạnh rằng, một trong những thành phần của giáo dục toán học đó là hình dung mới về đối tượng toán học; mục đích cơ bản của giáo dục toán học là hình thành kĩ năng xây dựng mô hình toán học của các hiện tượng thực tế đơn giản, nghiên cứu hiện tượng theo mô hình đã đưa ra, giúp học sinh (HS) làm quen với hoạt động sáng tạo. MHH là một trong những phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Về phương pháp luận của việc sử dụng phương pháp MHH trong quá trình dạy học được xem xét bởi nhiều tác giả: И.Г.Кодряну, Г.И.Рузавина, В.А.Штоффа, Н.М.Амосова, Э.Ю.Верник, Н.Г.Салминой. Về quy trình MHHTH được Swetz - Hartzler mô tả gồm 04 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất là quan sát hiện tượng, phác thảo tình huống và nhận ra các yếu tố quan trọng (như: biến số, tham số) có tác động đến vấn đề; - Giai đoạn thứ hai là lập giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố dưới góc nhìn của toán học. Từ đó, phác họa mô hình toán học tương ứng; - Giai đoạn thứ ba là áp dụng các phương pháp, công cụ toán học phù hợp để MHH vấn đề và phân tích mô hình; - Giai đoạn thứ tư là thông báo kết quả, đối chiếu mô hình với thực tiễn và kết luận. Quá trình giải quyết vấn đề và MHH có những đặc điểm tương tự nhau, rèn luyện cho HS các kĩ năng toán học cần thiết. Do đó, chúng hỗ trợ và bổ sung cho nhau. MHH có thể coi là một quy trình khép kín, nảy sinh từ các tình huống thực tiễn và kết quả của nó được dùng để giải thích và cải thiện vấn đề thực tiễn. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Nội dung trọng tâm được thể hiện trong nghị quyết này là “chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực (NL)” [1]. Tất cả các môn học trong nhà trường đều có vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển NL đặc thù, riêng đối với môn Toán có thể phát triển được các NL như: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học (MHHTH); giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học [2]. Trong số những NL này, MHHTH là NL đã được nhiều quốc gia trên thế giới đề cập đến từ hai thập niên trước (như: Mĩ, Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga,…) và là NL quan trọng của HS phổ thông. Bài viết đề cập vấn đề phát triển NL MHHTH cho HS trung học cơ sở trong dạy học giải toán bằng cách lập phương trình. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về mô hình hóa (MHH). Từ những năm 70 của thế kỉ trước đã xuất hiện ý tưởng về việc sử dụng phương pháp MHHTH. MHHTH là quá trình tạo ra các mô hình để giải quyết vấn đề toán học. Mô hình toán học được xây dựng bằng cách phiên dịch các vấn đề từ thực tiễn thông qua phương tiện ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ biểu tượng, kí hiệu; nói cách khác, MHH là loại đi các tính chất không bản chất của vấn đề và được trình bày dưới dạng ngôn ngữ toán học. 31 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 31-34 nhanh hơn ô tô thứ hai là 12km/h nên đến trước ô tô thứ hai 42 phút. Tính vận tốc mỗi xe? 2.2. Mối quan hệ giữa giải toán bằng cách lập phương trình và MHHTH. MHHTH là một trong những NL đặc trưng trong dạy học Toán cần phát triển cho HS phổ thông. Để phát triển NL MHHTH có nhiều cách tiếp cận. Ở đây, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận là giải bài toán bằng cách lập phương trình. Câu hỏi đặt ra là tại sao giải bài toán bằng cách lập phương trình có thể phát triển được NL MHHTH ở HS? Rõ ràng, từ một bài toán thực tiễn sẽ có nhiều cách sử dụng các ngôn ngữ và công cụ toán học để tìm ra cách giải. Tuy nhiên, các cách giải đó cần chỉ ra được các yếu tố đã biết và yếu tố cần tìm trong bài toán, mối quan hệ giữa các yếu tố đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: