Phát triển năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 588.08 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các vấn đề về năng lực sư phạm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Trần Thị Hoàng Yến Trường Đại học Vinh yen.gdth@gmail.com Tóm tắt: Bài viết trình bày các vấn đề về năng lực sư phạm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Từ khóa: Phát triển năng lực; phát triển ngôn ngữ; lấy trẻ làm trung tâm. 1. MỞ ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ chương trình giáo dục dành cho lứa tuổi mầm non nào và giáo viên đóng vai trò trọng yếu thúc trong thực hiện nhiệm vụ đó. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên mầm non là người phát hiện nhu cầu, khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Với cách tiếp cận tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, cơ hội, điều kiện để trẻ tiến nhanh và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ sẽ thuận lợi và hiệu quả nhất. Cách tiếp cận này được thể hiện bằng hình thức, phương pháp khác nhau. Việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chính là sự huy động, vận dụng một cách linh hoạt, có hệ thống nhưng sáng tạo từ những kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm của giáo viên mầm non, giúp cho quá trình giáo dục ngôn ngữ của trẻ diễn ra sinh động, linh hoạt như chính đặc trưng hành chức của ngôn ngữ vậy. 2. NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng được xem người thầy “tổng thể” có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của hành trình hoàn thiện nhân cách. Với nhiệm vụ chuyên môn của mình, người giáo viên phải có những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của một quá trình dạy học liên tục phát triển và được hoàn thiện không ngừng. Quan điểm giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng đều phải phù hợp với trẻ, hướng đến trẻ, có nghĩa là giáo viên phải trả lời được câu hỏi: Trẻ biết những gì? Trẻ muốn biết thêm như thế? Trẻ có thể học thêm như thế nào nữa? Cơ sở khoa học cho những câu trả lời đúng đắn này là dựa trên những kết quả nghiên cứu về sự phát triển và sự học của trẻ trong thực tiễn. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải xác định rõ năng lực của mình để minh định cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tương ứng. Sau đây là những năng lực sư phạm cần có của giáo viên mầm non đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 2.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Lập kế hoạch chính là dự kiến những công việc phải làm, những mục tiêu phải đạt và phương án (biện pháp) để thực hiện mục tiêu. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: lập kế hoạch phát triển 287 GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngôn ngữ cho trẻ là dự kiến các mục tiêu cần đạt trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ để thực hiện trong khoảng thời gian nhất định và lập kế hoạch đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình trong khoảng thời gian đó. Nguyên tắc của việc xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là: (1) Bám sát mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi; (2) Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn; (3) Đảm bảo tính toàn diện; (4) Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch. Trên cơ sở này, quá trình thực lập kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên mầm non cần có những năng lực sau: - Giáo viên phải lựa chọn đúng mục tiêu, nội dung và hoạt động đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phải phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở từng độ tuổi. Mặt khác, họ phải xác định được đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở từng nhóm lớp mình phụ trách để từ đó lập kế hoạch sát với tình hình thực tế của nhóm lớp. - Giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ mong muốn trẻ có thể đạt được ở các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trên cơ sở bám sát mục tiêu cuối độ tuổi và kết quả mong đợi. - Giáo viên phải tích hợp thiết kế các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày; đa dạng hoạt động và xen kẽ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh. Đồng thời, tính đến khối luợng thời gian trẻ cần có đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Trần Thị Hoàng Yến Trường Đại học Vinh yen.gdth@gmail.com Tóm tắt: Bài viết trình bày các vấn đề về năng lực sư phạm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Từ khóa: Phát triển năng lực; phát triển ngôn ngữ; lấy trẻ làm trung tâm. 1. MỞ ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ chương trình giáo dục dành cho lứa tuổi mầm non nào và giáo viên đóng vai trò trọng yếu thúc trong thực hiện nhiệm vụ đó. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên mầm non là người phát hiện nhu cầu, khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Với cách tiếp cận tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, cơ hội, điều kiện để trẻ tiến nhanh và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ sẽ thuận lợi và hiệu quả nhất. Cách tiếp cận này được thể hiện bằng hình thức, phương pháp khác nhau. Việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chính là sự huy động, vận dụng một cách linh hoạt, có hệ thống nhưng sáng tạo từ những kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm của giáo viên mầm non, giúp cho quá trình giáo dục ngôn ngữ của trẻ diễn ra sinh động, linh hoạt như chính đặc trưng hành chức của ngôn ngữ vậy. 2. NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng được xem người thầy “tổng thể” có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của hành trình hoàn thiện nhân cách. Với nhiệm vụ chuyên môn của mình, người giáo viên phải có những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của một quá trình dạy học liên tục phát triển và được hoàn thiện không ngừng. Quan điểm giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng đều phải phù hợp với trẻ, hướng đến trẻ, có nghĩa là giáo viên phải trả lời được câu hỏi: Trẻ biết những gì? Trẻ muốn biết thêm như thế? Trẻ có thể học thêm như thế nào nữa? Cơ sở khoa học cho những câu trả lời đúng đắn này là dựa trên những kết quả nghiên cứu về sự phát triển và sự học của trẻ trong thực tiễn. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải xác định rõ năng lực của mình để minh định cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tương ứng. Sau đây là những năng lực sư phạm cần có của giáo viên mầm non đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 2.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Lập kế hoạch chính là dự kiến những công việc phải làm, những mục tiêu phải đạt và phương án (biện pháp) để thực hiện mục tiêu. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: lập kế hoạch phát triển 287 GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngôn ngữ cho trẻ là dự kiến các mục tiêu cần đạt trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ để thực hiện trong khoảng thời gian nhất định và lập kế hoạch đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình trong khoảng thời gian đó. Nguyên tắc của việc xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là: (1) Bám sát mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi; (2) Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn; (3) Đảm bảo tính toàn diện; (4) Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch. Trên cơ sở này, quá trình thực lập kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên mầm non cần có những năng lực sau: - Giáo viên phải lựa chọn đúng mục tiêu, nội dung và hoạt động đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phải phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở từng độ tuổi. Mặt khác, họ phải xác định được đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở từng nhóm lớp mình phụ trách để từ đó lập kế hoạch sát với tình hình thực tế của nhóm lớp. - Giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ mong muốn trẻ có thể đạt được ở các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trên cơ sở bám sát mục tiêu cuối độ tuổi và kết quả mong đợi. - Giáo viên phải tích hợp thiết kế các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày; đa dạng hoạt động và xen kẽ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh. Đồng thời, tính đến khối luợng thời gian trẻ cần có đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển ngôn ngữ Hoạt động phát triển ngôn ngữ Nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục mầm non Khoa học giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 528 3 0
-
2 trang 456 6 0
-
11 trang 449 0 0
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 431 2 0 -
3 trang 402 3 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Kế hoạch chủ đề: Bé đi du lịch vui ghê
97 trang 335 0 0 -
15 trang 314 1 0
-
206 trang 304 2 0