Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 436.80 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này dựa trên các nghiên cứu trước và kinh nghiệm của một số nước, cũng như thực trạng hoạt động “ngân hàng xanh” của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay để đề xuất định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển ngân hàng xanh, tổ chức hội thảo và đào tạo chuyên gia về ngân hàng xanh để hướng dẫn cho các NHTM và các NHTM cần phát triển các sản phẩm ngân hàng xanh, ban hành chính sách tín dụng xanh, tăng cường đào tạo để nâng cao nhận thức và trình độ của nhân viên về hoạt động này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam- trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường Nguyễn Thị Đoan Trang Ngày nhận: 09/10/2017 Ngày nhận bản sửa: 24/11/2017 Ngày duyệt đăng: 22/03/2018 Việc phát triển kinh tế mà không quan tâm tới môi trường đã và đang dẫn tới sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Do đó, khi phát triển kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến sự phát triển bền vững. Việc phát triển “ngân hàng xanh” là một giải pháp quan trọng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững mà nhiều quốc gia đang áp dụng để thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, “ngân hàng xanh” là vấn đề còn khá mới mẻ. Bài viết này dựa trên các nghiên cứu trước và kinh nghiệm của một số nước, cũng như thực trạng hoạt động “ngân hàng xanh” của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay để đề xuất định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển ngân hàng xanh, tổ chức hội thảo và đào tạo chuyên gia về ngân hàng xanh để hướng dẫn cho các NHTM; và các NHTM cần phát triển các sản phẩm ngân hàng xanh, ban hành chính sách tín dụng xanh, tăng cường đào tạo để nâng cao nhận thức và trình độ của nhân viên về hoạt động này… Từ khóa: Bảo vệ môi trường; ngân hàng xanh; tín dụng xanh 1. Giới thiệu iến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường ô nhiễm đang ảnh hưởng © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X tới sự ổn định môi trường sống của con người và là vấn đề khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam, từ tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về 17 tăng trưởng xanh thời kì 20112020 và tầm nhìn đến 2050”, nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, và hệ thống ngân hàng là một mắt xích trong Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ việc thực hiện chiến lược quốc gia này thông qua việc thực hiện “ngân hàng xanh”. Tuy nhiên hiện nay “ngân hàng xanh” ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động ngân hàng xanh, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng cũng như của nền kinh tế Việt Nam là rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm ngân hàng xanh Ngân hàng xanh đề cập đến hoạt động thúc đẩy môi trường thân thiện và giảm lượng khí thải cac-bon từ hoạt động ngân hàng (Bihari và Bhavna 2015, 2). Đây là một hình thức ngân hàng đảm bảo ít sử dụng các nguồn lực tự nhiên và giảm tối ưu về lãng phí giấy và khí thải cac-bon. Biswas định nghĩa ngân hàng xanh là sự kết hợp và thúc đẩy các hoạt động môi trường thân thiện và giảm lượng khí thải cac-bon (carboon footprint1hay còn được gọi là dấu chân cac-bon) từ hoạt động ngân hàng (Biswas 2016, 43). Ngân hàng xanh đề cập đến các hoạt động kinh doanh ngân hàng tiến hành trong các lĩnh vực và theo cách thức giúp giảm Theo https://en.wikipedia.org/ wiki/Carbon_footprint, Dấu chân carbon được nghĩa là toàn bộ nhóm phát thải khí nhà kính gây ra bởi một cá nhân, sự kiện, tổ chức, hoặc sản phẩm được mô tả qua lượng CO2 tương đương . 1 18 Số 190- Tháng 3. 2018 khí thải cac-bon bên ngoài và giảm khí thải cac-bon trong hoạt động nội bộ ngân hàng. Theo bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng- đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), “ngân hàng xanh là các hoạt động, nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải cac-bon” (Đỗ Lê 2013). Như vậy, khái niệm về ngân hàng xanh đều hướng đến các vấn đề chính: (i) Giảm phát thải cac-bon trong hoạt động nội bộ ngân hàng; (ii) phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh và (iii) thúc đẩy hoạt động vì môi trường thông qua chính sách tín dụng xanh... Cụ thể, các ngân hàng giảm thải cac-bon thông qua việc giảm thiểu tác động của những hoạt động trong ngân hàng ảnh hưởng đến môi trường như việc sử dụng điện, nước, giấy, vật dụng văn phòng… Do đó các ngân hàng hướng tới giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng, xây dựng các cơ sở hạ tầng “xanh”, sử dụng những trang thiết bị ít gây ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng,… Đồng thời, họ cũng phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh là phát triển các sản phẩm dịch vụ có thể giảm lượng các-bon, như các dịch vụ ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking…), dịch vụ thanh toán tự động, thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh toán qua thẻ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng quan tâm môi trường bằng việc áp dụng chính sách tín dụng xanh- chính sách có những ưu đãi đối với các dự án thân thiện môi trường, dự án bảo vệ môi trường, thực hiện thẩm định rủi ro môi trường- xã hội trong hoạt động cấp tín dụng… 2.1.2. Các nghiên cứu về ngân hàng xanh Nghiên cứu của Biswas (Biswas 2011) làm nổi bật những lợi ích chính, những thách thức, các khía cạnh chiến lược của ngân hàng xanh. Nghiên cứu cũng trình bày tình trạng của các ngân hàng Ấn Độ và khuyến nghị các ngân hàng phải đóng vai trò chủ động đưa ra vấn đề môi trường và sinh thái như là một phần của nguyên tắc cho vay của họ, nhờ đó sẽ buộc các ngành công nghiệp đầu tư cho quản lý môi trường, sử dụng công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp để thúc đẩy ngân hàng xanh vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Rahman và các cộng sự (Rahman et al 2013) nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Bangladesh cho thấy các ngân hàng có thể trở nên “xanh” thông qua thực hiện những thay đổi trong 6 lĩnh vực chính trong hoạt động ngân hàng, đó là: quản lý đầu tư, quản lý tiền gửi, văn phòng xanh, q ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam- trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường Nguyễn Thị Đoan Trang Ngày nhận: 09/10/2017 Ngày nhận bản sửa: 24/11/2017 Ngày duyệt đăng: 22/03/2018 Việc phát triển kinh tế mà không quan tâm tới môi trường đã và đang dẫn tới sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Do đó, khi phát triển kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến sự phát triển bền vững. Việc phát triển “ngân hàng xanh” là một giải pháp quan trọng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững mà nhiều quốc gia đang áp dụng để thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, “ngân hàng xanh” là vấn đề còn khá mới mẻ. Bài viết này dựa trên các nghiên cứu trước và kinh nghiệm của một số nước, cũng như thực trạng hoạt động “ngân hàng xanh” của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay để đề xuất định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển ngân hàng xanh, tổ chức hội thảo và đào tạo chuyên gia về ngân hàng xanh để hướng dẫn cho các NHTM; và các NHTM cần phát triển các sản phẩm ngân hàng xanh, ban hành chính sách tín dụng xanh, tăng cường đào tạo để nâng cao nhận thức và trình độ của nhân viên về hoạt động này… Từ khóa: Bảo vệ môi trường; ngân hàng xanh; tín dụng xanh 1. Giới thiệu iến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường ô nhiễm đang ảnh hưởng © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X tới sự ổn định môi trường sống của con người và là vấn đề khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam, từ tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về 17 tăng trưởng xanh thời kì 20112020 và tầm nhìn đến 2050”, nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, và hệ thống ngân hàng là một mắt xích trong Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ việc thực hiện chiến lược quốc gia này thông qua việc thực hiện “ngân hàng xanh”. Tuy nhiên hiện nay “ngân hàng xanh” ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động ngân hàng xanh, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng cũng như của nền kinh tế Việt Nam là rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm ngân hàng xanh Ngân hàng xanh đề cập đến hoạt động thúc đẩy môi trường thân thiện và giảm lượng khí thải cac-bon từ hoạt động ngân hàng (Bihari và Bhavna 2015, 2). Đây là một hình thức ngân hàng đảm bảo ít sử dụng các nguồn lực tự nhiên và giảm tối ưu về lãng phí giấy và khí thải cac-bon. Biswas định nghĩa ngân hàng xanh là sự kết hợp và thúc đẩy các hoạt động môi trường thân thiện và giảm lượng khí thải cac-bon (carboon footprint1hay còn được gọi là dấu chân cac-bon) từ hoạt động ngân hàng (Biswas 2016, 43). Ngân hàng xanh đề cập đến các hoạt động kinh doanh ngân hàng tiến hành trong các lĩnh vực và theo cách thức giúp giảm Theo https://en.wikipedia.org/ wiki/Carbon_footprint, Dấu chân carbon được nghĩa là toàn bộ nhóm phát thải khí nhà kính gây ra bởi một cá nhân, sự kiện, tổ chức, hoặc sản phẩm được mô tả qua lượng CO2 tương đương . 1 18 Số 190- Tháng 3. 2018 khí thải cac-bon bên ngoài và giảm khí thải cac-bon trong hoạt động nội bộ ngân hàng. Theo bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng- đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), “ngân hàng xanh là các hoạt động, nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải cac-bon” (Đỗ Lê 2013). Như vậy, khái niệm về ngân hàng xanh đều hướng đến các vấn đề chính: (i) Giảm phát thải cac-bon trong hoạt động nội bộ ngân hàng; (ii) phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh và (iii) thúc đẩy hoạt động vì môi trường thông qua chính sách tín dụng xanh... Cụ thể, các ngân hàng giảm thải cac-bon thông qua việc giảm thiểu tác động của những hoạt động trong ngân hàng ảnh hưởng đến môi trường như việc sử dụng điện, nước, giấy, vật dụng văn phòng… Do đó các ngân hàng hướng tới giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng, xây dựng các cơ sở hạ tầng “xanh”, sử dụng những trang thiết bị ít gây ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng,… Đồng thời, họ cũng phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh là phát triển các sản phẩm dịch vụ có thể giảm lượng các-bon, như các dịch vụ ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking…), dịch vụ thanh toán tự động, thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh toán qua thẻ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng quan tâm môi trường bằng việc áp dụng chính sách tín dụng xanh- chính sách có những ưu đãi đối với các dự án thân thiện môi trường, dự án bảo vệ môi trường, thực hiện thẩm định rủi ro môi trường- xã hội trong hoạt động cấp tín dụng… 2.1.2. Các nghiên cứu về ngân hàng xanh Nghiên cứu của Biswas (Biswas 2011) làm nổi bật những lợi ích chính, những thách thức, các khía cạnh chiến lược của ngân hàng xanh. Nghiên cứu cũng trình bày tình trạng của các ngân hàng Ấn Độ và khuyến nghị các ngân hàng phải đóng vai trò chủ động đưa ra vấn đề môi trường và sinh thái như là một phần của nguyên tắc cho vay của họ, nhờ đó sẽ buộc các ngành công nghiệp đầu tư cho quản lý môi trường, sử dụng công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp để thúc đẩy ngân hàng xanh vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Rahman và các cộng sự (Rahman et al 2013) nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Bangladesh cho thấy các ngân hàng có thể trở nên “xanh” thông qua thực hiện những thay đổi trong 6 lĩnh vực chính trong hoạt động ngân hàng, đó là: quản lý đầu tư, quản lý tiền gửi, văn phòng xanh, q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam Bảo vệ môi trường Ngân hàng xanh Tín dụng xanh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phát triển kinh tế xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 689 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
10 trang 284 0 0
-
7 trang 251 0 0
-
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 235 4 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 180 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 144 0 0 -
130 trang 143 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 139 0 0 -
22 trang 125 0 0