Phát triển nghề đánh bắt xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 314.65 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiềm năng và thực tế đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Sự phát triển ngành khai thác hải sản đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc giữ gìn an ninh, chủ quyền trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế biển nói chung và tăng trưởng kinh tế thủy sản nói riêng, đặc biệt là nghề đánh bắt xa bờ đã thu hút lực lượng ngư dân hiện diện thường xuyên trên biển góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nghề đánh bắt xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÁNH BẮT XA BỜ KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO THE DEVELOPMENT OF LONG-RANGE FISHING CORDINATING WITH DEFEND OF EXCLUSIVE ECONOMIC ZONE OF VIETNAM Tô Thị Hiền Vinh1 Ngày nhận bài: 26/5/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/6/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Tiềm năng và thực tế đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Sự phát triển ngành khai thác hải sản đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc giữ gìn an ninh, chủ quyền trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế biển nói chung và tăng trưởng kinh tế thủy sản nói riêng, đặc biệt là nghề đánh bắt xa bờ đã thu hút lực lượng ngư dân hiện diện thường xuyên trên biển góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Ngược lại, đảm bảo an ninh quốc phòng tạo điều kiện để bà con ngư dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế thủy sản. Có thể khẳng định, sự hiện diện dân sự của ngư dân trên biển thể hiện chủ quyền của Việt Nam, quốc gia biển phải dựa vào công dân biển và “biển bạc của ta phải do nhân dân ta làm chủ”. Từ khóa: biển; khai thác hải sản; an ninh quốc phòng; chủ quyền; đặc quyền kinh tế; đánh bắt xa bờ ABSTRACT The potentiality and reality have been creating the foundation and opportunity for Vietnam step by step to become a nation that is strong at marine and enriches from the resource. The development of fisheries has contributed to the security preservation task, the sovereignty of territorial waters and the national exclusive economic development zone. The development of marine economics generally and the growth of fisheries economics particularly, especially off-shore fisheries have attracted fishermen to attend regularly in the sea, which helps to ensure the national defense and security. In contrast, the guarantee of national defense and security has facilitated the conditions to set fishermen’s mind at rest to produce and develop fisheries. It is possible to confirm that the presence of fishermen at the sea has expressed the sovereignty of Vietnamese people, that the coastal nation have to rely on marine citizens and “our silver sea must be controlled by our people”. Keywords: development of fisheries; security preservation; exclusive economic zone; defense and security I. MỞ ĐẦU Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”(1). Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua, 1 sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, mỗi ngư dân trên biển phải là một chiến sỹ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. TS. Tô Thị Hiền Vinh: Khoa Khoa học Chính Trị - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản II. NỘI DUNG 1. Vị trí, vai trò tiềm năng biển, đảo Việt Nam Bờ biển nước ta có chiều dài 3.260km, với 112 cửa sông lạch, trung bình cứ 100km2 diện tích tự nhiên lại có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển lại có cửa sông lạch. Vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng lãnh thổ trên đất liền. Trong vùng biển đặc quyền kinh tế có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,… có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và được đánh giá là một trong những ngư trường có trữ lượng cao trong các vùng biển quốc tế, với hơn 2.000 loài cá, 225 loài tôm, 800 loài rong biển, và nhiều loài hải sản quý như bào ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô đỏ,... Nghiên cứu, điều tra về nguồn lợi cho biết, trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 4 - 4,5 triệu tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 1,8 2,0 triệu tấn/năm. Ngoài ra biển Việt Nam còn có trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển dồi dào. Hơn nữa trong số mười tuyến đường biển lớn nhất hành tinh, có năm tuyến đi qua Biển Đông – một hướng chính chúng ta đang đi ra thế giới, đã và tiếp tục tạo động lực mạnh mẽ mở rộng thông thương, thắt chặt và tăng cường các mối bang giao quốc tế, nhằm phát triển theo phương châm “tăng trưởng xanh” một cách chiến lược và đáng ghi nhận. Dọc bờ biển và trên biển Việt Nam, trong số 63 tỉnh/thành phố, có 28 tỉnh, thành phố ven biển với số dân hơn 44,2 triệu người, chiếm 50,34% tổng dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, năm 2011), với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã ven biển, 100 cảng biển, khoảng 238.000 cụm công nghiệp và gần 1.000 bến cá… Năm 2012, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm khoảng 22%; các ngành kinh tế biển quan trọng như dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch biển đều tăng trưởng với nhịp độ cao… Quốc phòng, an ninh trên biển, đảo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nghề đánh bắt xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÁNH BẮT XA BỜ KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO THE DEVELOPMENT OF LONG-RANGE FISHING CORDINATING WITH DEFEND OF EXCLUSIVE ECONOMIC ZONE OF VIETNAM Tô Thị Hiền Vinh1 Ngày nhận bài: 26/5/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/6/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Tiềm năng và thực tế đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Sự phát triển ngành khai thác hải sản đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc giữ gìn an ninh, chủ quyền trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế biển nói chung và tăng trưởng kinh tế thủy sản nói riêng, đặc biệt là nghề đánh bắt xa bờ đã thu hút lực lượng ngư dân hiện diện thường xuyên trên biển góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Ngược lại, đảm bảo an ninh quốc phòng tạo điều kiện để bà con ngư dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế thủy sản. Có thể khẳng định, sự hiện diện dân sự của ngư dân trên biển thể hiện chủ quyền của Việt Nam, quốc gia biển phải dựa vào công dân biển và “biển bạc của ta phải do nhân dân ta làm chủ”. Từ khóa: biển; khai thác hải sản; an ninh quốc phòng; chủ quyền; đặc quyền kinh tế; đánh bắt xa bờ ABSTRACT The potentiality and reality have been creating the foundation and opportunity for Vietnam step by step to become a nation that is strong at marine and enriches from the resource. The development of fisheries has contributed to the security preservation task, the sovereignty of territorial waters and the national exclusive economic development zone. The development of marine economics generally and the growth of fisheries economics particularly, especially off-shore fisheries have attracted fishermen to attend regularly in the sea, which helps to ensure the national defense and security. In contrast, the guarantee of national defense and security has facilitated the conditions to set fishermen’s mind at rest to produce and develop fisheries. It is possible to confirm that the presence of fishermen at the sea has expressed the sovereignty of Vietnamese people, that the coastal nation have to rely on marine citizens and “our silver sea must be controlled by our people”. Keywords: development of fisheries; security preservation; exclusive economic zone; defense and security I. MỞ ĐẦU Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”(1). Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua, 1 sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, mỗi ngư dân trên biển phải là một chiến sỹ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. TS. Tô Thị Hiền Vinh: Khoa Khoa học Chính Trị - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản II. NỘI DUNG 1. Vị trí, vai trò tiềm năng biển, đảo Việt Nam Bờ biển nước ta có chiều dài 3.260km, với 112 cửa sông lạch, trung bình cứ 100km2 diện tích tự nhiên lại có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển lại có cửa sông lạch. Vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng lãnh thổ trên đất liền. Trong vùng biển đặc quyền kinh tế có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,… có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và được đánh giá là một trong những ngư trường có trữ lượng cao trong các vùng biển quốc tế, với hơn 2.000 loài cá, 225 loài tôm, 800 loài rong biển, và nhiều loài hải sản quý như bào ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô đỏ,... Nghiên cứu, điều tra về nguồn lợi cho biết, trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 4 - 4,5 triệu tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 1,8 2,0 triệu tấn/năm. Ngoài ra biển Việt Nam còn có trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển dồi dào. Hơn nữa trong số mười tuyến đường biển lớn nhất hành tinh, có năm tuyến đi qua Biển Đông – một hướng chính chúng ta đang đi ra thế giới, đã và tiếp tục tạo động lực mạnh mẽ mở rộng thông thương, thắt chặt và tăng cường các mối bang giao quốc tế, nhằm phát triển theo phương châm “tăng trưởng xanh” một cách chiến lược và đáng ghi nhận. Dọc bờ biển và trên biển Việt Nam, trong số 63 tỉnh/thành phố, có 28 tỉnh, thành phố ven biển với số dân hơn 44,2 triệu người, chiếm 50,34% tổng dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, năm 2011), với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã ven biển, 100 cảng biển, khoảng 238.000 cụm công nghiệp và gần 1.000 bến cá… Năm 2012, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm khoảng 22%; các ngành kinh tế biển quan trọng như dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch biển đều tăng trưởng với nhịp độ cao… Quốc phòng, an ninh trên biển, đảo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nghề đánh bắt xa bờ Nghề đánh bắt xa bờ Bảo vệ chủ quyền biển đảo Khai thác hải sản An ninh quốc phòngTài liệu liên quan:
-
161 trang 359 1 0
-
Thuyết trình: Biển Đảo - Công chúng mới 'thức' nhưng chưa 'tỉnh'
100 trang 157 0 0 -
Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT/BLĐTBXHBCA-VKSNDTC-TANDTC
9 trang 110 0 0 -
157 trang 76 0 0
-
Biền Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực: Phần 2 - Đặng Đình Quý
130 trang 66 0 0 -
3 trang 59 0 0
-
9 trang 59 0 0
-
31 trang 51 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
Tư liệu biển đảo Việt Nam: Phần 2
50 trang 43 0 0