Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.81 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) không chỉ được biết đến với hơn 300 năm tạo dựng mà còn là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, kể từ thời tiền sử cách nay khoảng 4000 - 3500 năm. Bài viết nhằm nêu lên thực trạng nguồn nhân lực và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.00116 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Đào Vĩnh Hợp Trường Đại học Sài Gòn daovinhhop.dhsg@gmail.comTÓM TẮT: Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) không chỉ được biết đến với hơn 300 năm tạo dựng mà còn là vùng đấtcó bề dày lịch sử văn hóa, kể từ thời tiền sử cách nay khoảng 4000 - 3500 năm. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể củaThành phố khá phong phú, đa dạng và có giá trị vô cùng to lớn. Trước thời kỳ hội nhập như hiện nay, Thành phố đang có chiến lượcbảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa để phục vụ cho sự phát triển chung của Thành phố. Bài viết nhằm nêu lên thực trạngnguồn nhân lực và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa trên địabàn Thành phố.Từ khóa: Nguồn nhân lực, bảo tồn, phát huy, di sản, Thành phố Hồ Chí Minh. I. ĐẶT VẤN ĐỀSài Gòn - TP. HCM là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa với hệ thống di sản văn hóa đa dạng và phong phú. Các disản văn hóa vật chất và tinh thần đã và đang đồng hành cùng với những thăng trầm và sự phát triển đầy năng động củaThành phố nên rất cần được bảo tồn và phát huy, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.Xuất phát từ vai trò của hệ thống di sản văn hóa đối với Thành phố cũng như tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ phụcvụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản và thực tế của hoạt động bảo tồn di sản trên địa bàn TP.HCM,... đã và đangđặt ra nhiều yêu cầu cấp bách cho công tác đào tạo, quản lý đối với đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa trênđịa bàn Thành phố. Bài viết nhằm giới thiệu tổng quan về hệ thống các di sản văn hóa ở TP.HCM và tầm quan trọngcủa nó đối với sự phát triển của Thành phố; vai trò và thực trạng của đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụcông tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập. II. HỆ THỐNG DI SẢN VĂN HÓA Ở TP. HCM VÀ VAI TRÕ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐA. Khái quát về hệ thống di sản văn hóaTheo Điều 1, Chương 1 của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 thì “Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể vàdi sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệnày qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” [1]. Căn cứ vào Luật trên thì hệ thống di sản vănhóa hiện tồn tại ở TP. HCM có thể phân thành:Di sản văn hóa vật thể: - Di tích khảo cổ thời tiền - sơ sử. Những dấu vết sớm nhất chứng minh sự hiện diện của con người ở vùng đất Sài Gòn - TP. HCM mà khảo cổ học đã tìm thấy được có niên đại khoảng 3.500 năm cách ngày nay. Các di tích phân bố từ những vùng đất cao như Quận 12, Thủ Đức, Hóc Môn đến những vùng đồi gò ven sông như Quận 2, Quận 9, Quận 1 và xuống những vùng đất thấp trũng, cận biển như Bình Chánh, Cần Giờ. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã phát hiện hơn 30 di chỉ và vết tích khảo cổ có mặt trong vùng nội và ngoại thành, 02 di tích khảo cổ xếp hạng cấp quốc gia, đó là di tích Giồng Cá Vồ và di tích Lò gốm Hưng Lợi [2]. - Di sản văn hóa đánh dấu lịch sử khai phá vùng đất mới. Hiện nay, Thành phố có hàng trăm ngôi đình, chùa cổ, nhà cổ, mộ cổ… lưu dấu ấn những lưu dân Việt đầu tiên vào khai phá vùng đất Nam Bộ như: đình Nam Chơn, đình Phú Nhuận, đình Bình Thọ, chùa Giác Lâm, Giác Viên, Hội Sơn,… Loại hình di tích mộ cổ có niên đại chủ yếu từ đầu thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, phân bố tại gần hết các quận huyện của Thành phố mà tập trung nhất tại các Quận 2 (63 địa điểm), quận Phú Nhuận (11 địa điểm), Quận 9 (9 địa điểm), quận Gò Vấp (8 địa điểm). - Di sản kiến trúc của người Hoa ở Chợ Lớn. Từ cuối thế kỷ XVII, sau khi đặt chân đến Cù Lao Phố và Mỹ Tho, các di dân Trung Hoa đã có mặt tại vùng Sài Gòn. Toàn Thành phố hiện có 86 miếu và hội quán trong đó có 25 hội quán được xây dựng trên 100 năm còn tồn tại tập trung chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, như hội quán Tuệ Thành, Quảng Triệu, Hà Chương, Ôn Lăng, Lệ Châu,…[3]. Tại khu vực Chợ Lớn, còn có các chợ, khu phố cổ, hẻm cổ, nhà cổ, cửa hàng,…426 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂ ...

Tài liệu được xem nhiều: