Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao vùng Đồng Tháp Mười

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.55 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tại Vùng Đồng Tháp Mười. Số liệu khảo sát thu thập từ 394 nhân viên và người dân địa phương làm việc trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao vùng Đồng Tháp Mười PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO VÙNG ĐỒNG THÁP MƢỜIHIGH QUALITY HUMAN RESOURCES DEVELOPMENT AT DONG THAP MUOI REGION Bùi Trọng Tiến Bảo Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến phát triển nguồnnhân lực du lịch chất lượng cao tại Vùng Đồng Tháp Mười. Số liệu khảo sát thu thập từ 394 nhân viên vàngười dân địa phương làm việc trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch. Nghiên cứu sử dụng các phươngpháp phân tích hệ số tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (Cronbach’s Alpha coefficient), phương phápphân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis), phương pháp phân tích nhân tố khẳng địnhCFA (Confirmation Factor Analysis) và mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling(SEM)) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và AMOS. Nghiên cứu chỉ ra có sáu (06) yếu tố tác động đếnphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng Đồng Tháp Mười.Từ khoá: Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, Vùng Đồng Tháp Mười.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, Du lịch vùng Đồng Tháp Mười đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địaphương, Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ do đó rất cần những nghiên cứu các yếu tố quan trọng tác độngđến phát triển du lịch trong đó nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đang ngày càng trở nên cấp báchnhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, và cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng phù hợp với nhu cầungày càng cao của du khách khi tham quan và lưu trú tại Vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên so với yêucầu đổi mới ngày càng cao theo hướng từng bước tiêu chuẩn hóa thì nguồn nhân lực du lịch của vùng chưađáp ứng theo yêu cầu phát triển của ngành. Nguyên nhân chủ yếu đó là do nguồn nhân lực còn yếu kémmà phần lớn là chưa qua đào tạo, trình độ ngoại ngữ chưa được chú trọng. Vì vậy, để du lịch vùng ĐồngTháp Mười có thể phát triển phù hợp với định hướng phát triển du lịch Việt Nam nói chung và vùng Đồngbằng Sông Cửu Long nói riêng, chính quyền địa phương cần có những chính sách đào tạo, thu hút và pháttriển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịchchất lượng cao nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chưacó nhiều nghiên cứu định lượng cụ thể trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Từthực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nêu trên, tác giả quyết định nghiêncứu: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao vùng Đồng Tháp Mười” góp phần vào công táchoạch định và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho địa phương. Đồng thời, góp phần hệthống hóa cơ sở lý thuyết và ứng dụng nghiên cứu định lượng về phát triển nguồn nhân lực du lịch chấtlượng cao trong thời gian tới.13172. CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng caongành du lịchLê Văn Kỳ (2018) nhận định rằng “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượngvà cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đó là quá trìnhgia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng và tinh thần cùng với sựbiến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực”“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng của bộphận nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất -kinh doanh của doanh nghiệp cả tronghiện tại và tương lai, đồng thời nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải thiện hiệu quả làm việc của nhân lực vàhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” (Nguyễn Phan Thu Hằng, 2017). Võ Thi Kim Loan (2015) kết luậnphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao “là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồnnhân lực biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức kỹ năng, thái độ và nhâncách nghề nghiệp đáp ứng những nhu cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng gắn với phát triển nguồn nhân lực của xã hội nhưng tập trungkhai thác nguồn nhân lực ở khía cạnh lao động chất xám, với trình độ tay nghề cao, có khả năng đáp ứngđược yêu cầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình phát triển nguồnnhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để ngày càng đáp ứngtốt hơn yêu cầu của nền kinh tế”.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đoNguyễn Phan Thu Hằng (2017) nghiên cứu “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoànDầu Khí Việt Nam đến năm 2025” đã xác định các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao tại Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng,nghiên cứu xác định bốn yếu tố là chính sách sử dụng, chính sách đào tạo, điều kiện làm việc và chínhsách đãi ngộ có tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tậpđoàn. Nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) đã tính toán cụ thểtác động của các yếu tố này đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn. Từ đó, nghiênkhẳng định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần tác động đến mặt chất lượng của nguồn nhân lựclà quan trọng nhấtDoan Manh Quynh và ctg (2017) nghiên cứu “Các yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnhĐồng Nai, Việt Nam” đã xác định 4 yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực gồm: sự ủng hộ củalãnh đạo, Đào tạo và phát triển, Hiệu quả công việc và Năng suất công việc, Môi tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: