Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội là việc làm được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm từ lâu. Bởi vì, nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội là có vai trò quan trọng để thực hiện tốt chính sách xã hội nói chung, chính sách an sinh xã hội nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội ở Việt Nam Phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội ở Việt Nam Nguyễn Thị Thu1 Trường Đại học Lao động - Xã hội. Email: chungdn@epu.edu.vn 1 Nhận ngày 14 tháng 3 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 4 năm 2017. Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội là việc làm được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm từ lâu. Bởi vì, nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội là có vai trò quan trọng để thực hiện tốt chính sách xã hội nói chung, chính sách an sinh xã hội nói riêng. Ở Việt Nam, nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội còn nhiều hạn chế như: công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội chưa được quan tâm thích đáng, đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy ở các trường ngành lao động - xã hội còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Để phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động ngành này. Từ khóa: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, ngành lao động - xã hội, Việt Nam. Abstract: Development of the human resources for the labour-social sector has been paid attention to by various countries in the world for a long time, as the resources play an important role in carrying out well the social policies in general and social security policies in particular. In Vietnam, the human resources of the sector are still faced with many limitations, including the facts that the training of the resources have not been paid due attention to, and the pool of trainers in the field is limited in the quantity and weak in terms of the professional expertise. So as to develop the resources, it is necessary to enhance the quality of training and upgrade the expertise of the employees of the sector. Keywords: Human resources, human resource development, labour-social sector, Vietnam. 1. Mở đầu Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội. Do đó, các lĩnh vực xã hội (nhất là công tác giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng 47 Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (115) - 2017 giới) đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ðời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội [1]. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để đạt được những thành tựu trên là do Việt Nam đã từng bước hình thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ ngành lao động - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phát triển đội ngũ cán bộ ngành lao động - xã hội ở nước ta còn nhiều hạn chế. Bài viết này phân tích vai trò của nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội, thực trạng nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội trong thời gian tới. 2. Vai trò của nguồn nhân lực lao động xã hội Trong các nguồn lực của xã hội có nguồn lực ngành lao động - xã hội. Ngày 6 tháng 8 năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 990/QĐ-LĐTBXH về Quy hoạch, phát triển nhân lực ngành Lao động - thương binh và Xã hội giai đoạn 2011-2020. Quyết định nêu rõ: “Phát triển nhân lực ngành lao động - thương binh và xã hội phải bảo đảm gắn liền với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, Chiến lược phát triển kinh tế ngành lao động - thương binh và xã hội và các bộ, ngành địa phương để góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” [2]. Nguồn nhân 48 lực ngành lao động - xã hội ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách xã hội nói chung và chính sách an sinh xã hội nói riêng của Đảng và Nhà nước, vì những lý do sau: Thứ nhất, nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương về chính sách an sinh xã hội (ASXH) của Đảng, Nhà nước đến nhân dân. Nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội giúp Đảng, Nhà nước giải quyết các vấn đề thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội cho người dân (chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách người có công; thị trường lao động; bạo lực; bình đẳng giới;…). Đội ngũ này phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình; cơ quan báo chí, truyền thông;…) để tuyên truyền đường lối, chủ chương về chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng sâu rộng hơn đến với nhân dân. Với nghiệp vụ chuyên môn được trang bị, họ tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý quan tâm của người dân. Thứ hai, nguồn nhân lực ngành lao động - xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam và la ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: