Danh mục

Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 778.47 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam trong bối cảnh mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TS. Thái Quang Thế, ThS. Nguyễn Thị Lý TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, bờ biển dài, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo môi trường và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, một trong những nguồn lực cần phải được nâng cao, đó là nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển. Trong bối cảnh mới hiện nay, nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về biển, đảo một cách có hiệu quả. Do vậy, nếu không sớm khắc phục được hiện trạng này thì mục tiêu chiến lược quốc gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ khó thể đạt được. Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Biển Việt Nam; quản lý nguồn nhân lực; tài nguyên, môi trường biển. ABSTRACT DEVELOPING HUMAN RESOURCES MANAGEMENT OF VIETNAMES’S MARRINE RESOURCE AND ENVIROMENTION IN THE NEW CONTEXT Vietnam is a country with a large marine exclusive economic zone, a long coastline, and a specially important position and role for developing socio-economic, ensureing national defense and security, and protecting enviroment. In order to realize the goal of turning our country into a strong country in the sea, enriching from the sea, ensuring the environment and firmly protecting national sovereignty over seas and islands, one of the resources that need to be enhanced, that is human resource management of marine resources and environment. In the current new context, human resources for managing marine resources and environment still reveal many limitations, failing to meet the requirements of effective state management of sea and islands. Therefore, if this situation is not solved as soon as possible, the national strategic goal of economic development associated with environmental protection and sovereignty of sea and islands will be difficult to achieve. The article shows the current situation of human resources and proposes some solutions to improve the level of human resources for managing marine resources and environment in Vietnam in the coming time. Keywords: Sea of Vietnam; Human Resource Management; marine resources and environment. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biển là không gian sinh tồn, là nguồn sống, nguồn hy vọng tương lai của loài người. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy quản lý, khai thác và bảo vệ một cách hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên, môi trường (TNMT) biển để duy trì phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững là mục tiêu, động lực mà các quốc gia có biển đều 303 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” hướng tới. Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo môi trường và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, đang đòi hỏi khách quan, cấp bách phải nghiên cứu tìm các giải pháp đồng bộ, thiết thực để tăng cường hơn nữa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển và giữ vững chủ quyền biển, đảo. Trong các nguồn lực cần quan tâm đầu tư cho phát triển, thì nguồn nhân lực (NNL) là quan trọng nhất, quyết định nhất, không có NNL chất lượng cao thì không thể phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, gắn với giữ vững an ninh, và bảo vệ chủ quyền biển đảo được, thậm trí còn rơi vào tình trạng bế tắc. Đại hội XIII Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển NNL chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập quốc tế (Đảng Cộng sản, 2021). Chiến lược phát triển lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nước ta, cũng đã xác định “con người là trung tâm, là động lực và là nhân tố quyết định của chiến lược phát triển. Mọi hoạt động quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, phải hướng tới con người, vì lợi ích chung của toàn xã hội. Chú trọng xây dựng cán bộ quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo vừa có chuyên môn, nghiệp vụ cao, vừa có tinh thần, thái độ phục vụ tốt” (Chính phủ, 2009). Vai trò của NNL ngày càng quan trọng, nhưng trước yêu cầu phát triển kinh tế biển nói chung, yêu cầu quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển nói riêng, trong giai đoạn mới, NNL quản lý TNMT biển từ Trung ương đến địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về biển một cách có hiệu quả. Như vậy, trước yêu cầu từ thực tiễn đang đặt ra, việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả NNL quản lý TNMT biển giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các ngành, các cấp và của mỗi người dân Việt Nam, để tạo ra sự phát triển đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng côn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: