Phát triển nhà ở giá hợp lý: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 29
Loại file: pdf
Dung lượng: 400.03 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: đánh giá cung – cầu nhà ở và khoảng cách giữa cung – cầu nhà ở tại TP.HCM; đưa ra các khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn và dài hạn TP.HCM và Trung ương nhằm phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân, đặc biệt là phát triển nhà ở giá hợp lý cho công nhân và người có thu nhập thấp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nhà ở giá hợp lý: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 365 PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIÁ HỢP LÝ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu này do Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM thực hiện với các thành viên sau: 1. PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh 2. PGS. TS. Trần Hùng Sơn 3. TS. Đoàn Thị Phương Diệp 4. PGS. TS. Nguyễn Anh Phong 5. TS. Lê Đức Quang Tú 6. TS. Trần Quang Văn 7. TS. Phạm Thị Thanh Xuân 8. ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý 9. ThS. Hồ Hữu Tín 10. ThS. Lưu Bích Thu 11. ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân 366 | PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIÁ HỢP LÝ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Giới thiệu Cho đến nay chưa có một định nghĩa chung cho nhà ở giá hợp lý, tuy nhiên, theo Galster và Lee (2020) nhà ở giá hợp lý được xác định theo tương quan giữa chi tiêu cho nhà ở với thu nhập của hộ gia đình. Theo Cox và Pavletich (2017) nhà ở giá hợp lý là khi tỷ lệ chi tiêu cho nhà ở không vượt quá 30% tổng thu nhập. Vì vậy, phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân là chính sách đã được thực hiện tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, luật Nhà ở 2015 đã tạo khuôn khổ cho việc cải cách lĩnh vực nhà ở. Một trong những trọng tâm là hỗ trợ nhà ở người dân tự xây và sự tham gia chủ động của tư nhân, giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho thuê với giá cả hợp lý cũng như đáp ứng nhu cầu cao của các nhóm dân số thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân khu công nghiệp ở các đô thị lớn. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040 đặt ra một số mục tiêu cơ bản: Phấn đấu phát triển và cải tạo sửa chữa nhà ở trong giai đoạn 2021- 2030 đạt 1,032 tỷ m2, tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn nhà. Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu nguời toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27 m2 sàn/người, đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người. Tăng tỷ trọng cơ cấu nhà cho thuê, đa dạng hóa, đẩy mạnh việc phát triển nhà ở thương mại có diện tích trung bình và có giá cả hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân. Đẩy mạnh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại các đô thị gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị. Xây dựng và kết cấu lại các chính sách cụ thể riêng cho từng loại hình nhà ở, nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội. TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, trong nhiều năm qua, TP.HCM đã có các chính sách phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân tại TP.HCM. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc phát triển nhà ở tại TP.HCM cũng gặp các hạn chế như: (1) Hạn chế về tiếp cận tài chính nhà ở là một cản trở lớn trong việc cải thiện khả năng chi trả của người dân; (2) Thiếu nguồn cung đất đai là cản trở lớn đối với khả năng xây dựng nhà ở giá hợp lý; (3) Các hạn chế của các quy định pháp lý khiến cho việc cung ứng nhà ở giá hợp lý còn hạn chế. Nhà ở giá hợp lý cho người dân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp là vấn đề cần được quan tâm, khi phần lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 367 phải sống và sinh hoạt trong điều kiện không được đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe. Vấn đề này được biểu hiện rõ hơn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và lây lan ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, phần lớn các đối tượng bị lây nhiễm đó là công nhân, người lao động phổ thông sống trong các khu trọ chật hẹp, đông đúc. Chính vì thế việc xây dựng các chính sách phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân TP.HCM là cần thiết trong bối cảnh bình thường mới tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: - Đánh giá cung – cầu nhà ở và khoảng cách giữa cung – cầu nhà ở tại TP.HCM. - Đưa ra các khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn và dài hạn TP. HCM và Trung ương nhằm phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân, đặc biệt là phát triển nhà ở giá hợp lý cho công nhân và người có thu nhập thấp. 2. Đánh giá cung - cầu nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1. Gia tăng về số lượng nhà ở Số lượng nhà ở và quy mô dân số Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có gần khoảng 2 triệu căn nhà với tổng diện tích sàn gần 182 triệu m2, trong đó phần lớn là loại hình nhà ở riêng lẻ, chiếm 88,2%, còn lại là căn hộ chung cư. Qua thời gian, tỷ trọng căn hộ chung cư có sự gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2019, lượng chung cư hoàn thành mới gấp 2 lần lượng chung cư có tại thời điểm 2010, mặc dù vẫn còn khiêm tốn so với nhà ở riêng lẻ. Sự phát triển nhanh chóng của các dự án chung cư là để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các hộ dân trong bối cảnh dân số ngày một tăng trong khi diện tích không thay đổi. Tốc độ tăng nhà ở chung và riêng lẻ đạt được sự ổn định, và bắt kịp, thậm chí là vượt qua, tốc độ tăng dân số. Đáng chú ý là ở sự tăng trưởng của nhà ở chung cư với tỷ lệ tăng đến 90% sau 10 năm, từ 2010-2019. 368 | PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIÁ HỢP LÝ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hình 2.1. Số lượng nhà ở theo loại hình nhà ở và quy mô dân số Chú thích: số căn hộ trục tung bên trái, dân số trục tung bên phải Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên số liệu Đề án Xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030 Hình 2.2 Tốc độ tăng số lượng căn hộ và tốc độ tăng dân số Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên số liệu Đề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nhà ở giá hợp lý: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 365 PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIÁ HỢP LÝ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu này do Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM thực hiện với các thành viên sau: 1. PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh 2. PGS. TS. Trần Hùng Sơn 3. TS. Đoàn Thị Phương Diệp 4. PGS. TS. Nguyễn Anh Phong 5. TS. Lê Đức Quang Tú 6. TS. Trần Quang Văn 7. TS. Phạm Thị Thanh Xuân 8. ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý 9. ThS. Hồ Hữu Tín 10. ThS. Lưu Bích Thu 11. ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân 366 | PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIÁ HỢP LÝ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Giới thiệu Cho đến nay chưa có một định nghĩa chung cho nhà ở giá hợp lý, tuy nhiên, theo Galster và Lee (2020) nhà ở giá hợp lý được xác định theo tương quan giữa chi tiêu cho nhà ở với thu nhập của hộ gia đình. Theo Cox và Pavletich (2017) nhà ở giá hợp lý là khi tỷ lệ chi tiêu cho nhà ở không vượt quá 30% tổng thu nhập. Vì vậy, phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân là chính sách đã được thực hiện tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, luật Nhà ở 2015 đã tạo khuôn khổ cho việc cải cách lĩnh vực nhà ở. Một trong những trọng tâm là hỗ trợ nhà ở người dân tự xây và sự tham gia chủ động của tư nhân, giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho thuê với giá cả hợp lý cũng như đáp ứng nhu cầu cao của các nhóm dân số thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân khu công nghiệp ở các đô thị lớn. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040 đặt ra một số mục tiêu cơ bản: Phấn đấu phát triển và cải tạo sửa chữa nhà ở trong giai đoạn 2021- 2030 đạt 1,032 tỷ m2, tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn nhà. Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu nguời toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27 m2 sàn/người, đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người. Tăng tỷ trọng cơ cấu nhà cho thuê, đa dạng hóa, đẩy mạnh việc phát triển nhà ở thương mại có diện tích trung bình và có giá cả hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân. Đẩy mạnh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại các đô thị gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị. Xây dựng và kết cấu lại các chính sách cụ thể riêng cho từng loại hình nhà ở, nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội. TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, trong nhiều năm qua, TP.HCM đã có các chính sách phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân tại TP.HCM. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc phát triển nhà ở tại TP.HCM cũng gặp các hạn chế như: (1) Hạn chế về tiếp cận tài chính nhà ở là một cản trở lớn trong việc cải thiện khả năng chi trả của người dân; (2) Thiếu nguồn cung đất đai là cản trở lớn đối với khả năng xây dựng nhà ở giá hợp lý; (3) Các hạn chế của các quy định pháp lý khiến cho việc cung ứng nhà ở giá hợp lý còn hạn chế. Nhà ở giá hợp lý cho người dân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp là vấn đề cần được quan tâm, khi phần lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 367 phải sống và sinh hoạt trong điều kiện không được đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe. Vấn đề này được biểu hiện rõ hơn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và lây lan ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, phần lớn các đối tượng bị lây nhiễm đó là công nhân, người lao động phổ thông sống trong các khu trọ chật hẹp, đông đúc. Chính vì thế việc xây dựng các chính sách phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân TP.HCM là cần thiết trong bối cảnh bình thường mới tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: - Đánh giá cung – cầu nhà ở và khoảng cách giữa cung – cầu nhà ở tại TP.HCM. - Đưa ra các khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn và dài hạn TP. HCM và Trung ương nhằm phát triển nhà ở giá hợp lý cho người dân, đặc biệt là phát triển nhà ở giá hợp lý cho công nhân và người có thu nhập thấp. 2. Đánh giá cung - cầu nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1. Gia tăng về số lượng nhà ở Số lượng nhà ở và quy mô dân số Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có gần khoảng 2 triệu căn nhà với tổng diện tích sàn gần 182 triệu m2, trong đó phần lớn là loại hình nhà ở riêng lẻ, chiếm 88,2%, còn lại là căn hộ chung cư. Qua thời gian, tỷ trọng căn hộ chung cư có sự gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2019, lượng chung cư hoàn thành mới gấp 2 lần lượng chung cư có tại thời điểm 2010, mặc dù vẫn còn khiêm tốn so với nhà ở riêng lẻ. Sự phát triển nhanh chóng của các dự án chung cư là để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các hộ dân trong bối cảnh dân số ngày một tăng trong khi diện tích không thay đổi. Tốc độ tăng nhà ở chung và riêng lẻ đạt được sự ổn định, và bắt kịp, thậm chí là vượt qua, tốc độ tăng dân số. Đáng chú ý là ở sự tăng trưởng của nhà ở chung cư với tỷ lệ tăng đến 90% sau 10 năm, từ 2010-2019. 368 | PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIÁ HỢP LÝ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hình 2.1. Số lượng nhà ở theo loại hình nhà ở và quy mô dân số Chú thích: số căn hộ trục tung bên trái, dân số trục tung bên phải Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên số liệu Đề án Xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030 Hình 2.2 Tốc độ tăng số lượng căn hộ và tốc độ tăng dân số Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên số liệu Đề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhà ở giá hợp lý Chính sách phát triển nhà ở giá hợp lý Quy mô dân số Nhà ở tự xây dựng Lao động nhập cư Nhà ở thương mạiTài liệu liên quan:
-
58 trang 201 0 0
-
Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Địa lí có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định (Đợt 1)
5 trang 181 0 0 -
Giáo trình Dân số học (sách đào tạo bác sỹ y học dự phòng): Phần 1
165 trang 176 0 0 -
Già hóa dân số: Cơ hội và thách thức cho ngành Du lịch
10 trang 35 0 0 -
38 trang 33 0 0
-
Một vài đặc điểm dân số nước ta từ thập kỷ 90 đến nay
8 trang 29 0 0 -
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Cánh diều: Bài 16
10 trang 28 0 0 -
2 trang 28 0 0
-
Công nghiệp hóa, đô thị hóa và lao động nhập cư ở tỉnh Bình Dương
9 trang 26 0 0 -
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình dân số thế giới
35 trang 24 0 0