Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng núi Nghệ An
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 163.50 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Miền núi Nghệ An có diện tích đất rộng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Thực tế, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của các huyện miền núi Nghệ An. Vì vậy, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng núi Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng núi Nghệ An JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 142-152 PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VÙNG NÚI NGHỆ AN Nguyễn Thị Trang Thanh Trường Đại học Vinh 1. Mở đầu Miền núi Nghệ An bao gồm 10 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà, có tổng diện tích 13.749,17 km2 , chiếm 83,3% diện tích toàn tỉnh. Dân số 1153,933 nghìn người, chiếm 36,9% dân số toàn tỉnh. Miền núi Nghệ An có diện tích đất rộng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Thực tế, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của các huyện miền núi Nghệ An. Vì vậy, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng núi Nghệ An. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. 2.1.1. Các nguồn lực phát triển nông - lâm - ngư nghiệp Các nguồn lực tự nhiên - Địa hình Các huyện miền núi Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn. Đây là vùng có địa hình đa dạng, từ địa hình đồi núi cao đến các vùng đồng bằng ven các sông suối. Độ cao dưới 500m chiếm 61% diện tích toàn miền, độ cao từ 500m - 1000m chiếm 29%, còn lại là độ cao trên 1000m. Độ dốc < 150 chiếm 29,4% diện tích toàn vùng. Đây cũng là một trong các lợi thế của vùng, tạo ra sự đa dạng trong sử dụng đất đai. Đặc biệt vùng gò đồi và vùng núi thấp có diện tích lớn và tập trung, rất thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. - Khí hậu Miền núi Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt. Lượng mưa trung bình hàng năm 1670mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. 142 Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa... Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,20C, được phân thành hai mùa khá rõ và ít biến động. Chính sự đa dạng về địa hình đó đã tạo ra sự phong phú về các tiểu vùng khí hậu của toàn vùng miền núi Nghệ An, từ vùng khí hậu ôn đới trên các vùng núi cao của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông đến các vùng khí hậu nhiệt đới, khô hạn ở các vùng gò đồi và núi thấp. Điều này đã tạo ra sự đa dạng cây trồng của vùng. Tuy nhiên, khí hậu cũng gây ra nhiều bất lợi cho nông nghiệp: gió Lào khô nóng, bão, lốc xoáy diễn biến phức tạp, mưa tập trung theo mùa,... Với hệ thống sông suối nhiều, lượng mưa hàng năm tương đối cao (1670mm), miền núi Nghệ An có nguồn nước dồi dào, phục vụ phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Đất đai Vùng núi Nghệ An có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong 3 vùng, chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 144.190,37 ha, chiếm 57,76% đất nông nghiệp toàn tỉnh; đất lâm nghiệp 846.942,55 ha chiếm 95,4% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên đất của vùng khá phong phú và đa dạng, đặc biệt vùng đất đỏ bazan màu mỡ với diện tích khoảng 13.000 ha là thế mạnh để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả với quy mô lớn, tạo điều kiện cho vùng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Đất lâm nghiệp của vùng chiếm 81,9% diện tích toàn vùng, trong đó diện tích rừng của vùng là 722308,3 ha, chiếm 92,9% diện tích rừng toàn tỉnh. Trong vùng có 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt và vườn quốc gia Pù Mát [5]. 2.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động. Dân số vùng núi Nghệ An là 1.400.000 người, chiếm 45% dân số toàn tỉnh, trong đó đồng bào các dân tộc ít người có 41 vạn, chiếm 28,4%. Nhìn chung, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Một bộ phận đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có tập quán lạc hậu, tư tưởng bảo thủ, trì trệ theo nếp nghĩ và cách làm ăn cũ. Người dân chưa có ý thức vươn lên để thoát đói nghèo. Đại đa số dân cư chưa trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng hoá, thậm chí vẫn có tới 25.216 hộ và 151.623 nhân khẩu đang sống du canh [4;3]. Vùng núi Nghệ An có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào. Tuy nhiên, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động được đào tạo rất thấp. Những huyện có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao là những huyện miền núi như: huyện Kỳ Sơn lao động chưa qua đào tạo chiếm 98,92% tổng số lao động nông nghiệp, Tương Dương 98,74%, Quế Phong 98,14%, Con Cuông 98,55%... [6]. - Cơ sở hạ tầng. Hệ thống thuỷ lợi và nước sinh hoạt đã được quan tâm đầu tư, làm tăng nhanh 143 Nguyễn Thị Trang Thanh diện tích canh tác tưới tiêu và tỷ lệ dùng nước sạch. Về điện, đến nay có 219/244 xã của 10 huyện miền núi đã có điện lưới quốc gia, chiếm tỷ lệ 85%, riêng các huyện miền núi thấp chiếm 100%. Trên địa bàn miền núi Nghệ An hiện nay có hai cửa khẩu sang Lào và 8 tuyến đường chính đó là: Đường 7A, đường Hồ Chí Minh, đường 7B, đường từ Cây Chanh đi Lạt, đường 48, đường quốc lộ 46, đường 545. Tuy nhiên, vẫn còn 7 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, có xã đường ô tô cũng chỉ đi được mùa khô. Đặc biệt, các đường xương cá vào các bản làng, nhất là các bản làng các huyện vùng cao biên giới còn cực kỳ khó khăn. Đây chính là yếu tố làm cho các bản xa với trung tâm, với những tiến bộ văn minh trong xã hội. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của miền núi Nghệ An thuận lợi để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp: diện tích đất rộng lớn, có nhiều loại đất tốt, địa hình, khí hậu đa dạng cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn: nhiều hộ còn nghèo đói, trình độ lao động thấp, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khó khăn... điều đó làm cản trở quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 2.2. 2.2.1. Thực trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp vùng núi Nghệ An Khái quát chung về kinh tế vùng núi Nghệ An Các huyện miền núi Nghệ An từ một nền kinh tế cơ bản và chủ yếu là tự cung, tự cấp, những năm gần ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng núi Nghệ An JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 142-152 PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VÙNG NÚI NGHỆ AN Nguyễn Thị Trang Thanh Trường Đại học Vinh 1. Mở đầu Miền núi Nghệ An bao gồm 10 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà, có tổng diện tích 13.749,17 km2 , chiếm 83,3% diện tích toàn tỉnh. Dân số 1153,933 nghìn người, chiếm 36,9% dân số toàn tỉnh. Miền núi Nghệ An có diện tích đất rộng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Thực tế, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của các huyện miền núi Nghệ An. Vì vậy, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng núi Nghệ An. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. 2.1.1. Các nguồn lực phát triển nông - lâm - ngư nghiệp Các nguồn lực tự nhiên - Địa hình Các huyện miền núi Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn. Đây là vùng có địa hình đa dạng, từ địa hình đồi núi cao đến các vùng đồng bằng ven các sông suối. Độ cao dưới 500m chiếm 61% diện tích toàn miền, độ cao từ 500m - 1000m chiếm 29%, còn lại là độ cao trên 1000m. Độ dốc < 150 chiếm 29,4% diện tích toàn vùng. Đây cũng là một trong các lợi thế của vùng, tạo ra sự đa dạng trong sử dụng đất đai. Đặc biệt vùng gò đồi và vùng núi thấp có diện tích lớn và tập trung, rất thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. - Khí hậu Miền núi Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt. Lượng mưa trung bình hàng năm 1670mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. 142 Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa... Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,20C, được phân thành hai mùa khá rõ và ít biến động. Chính sự đa dạng về địa hình đó đã tạo ra sự phong phú về các tiểu vùng khí hậu của toàn vùng miền núi Nghệ An, từ vùng khí hậu ôn đới trên các vùng núi cao của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông đến các vùng khí hậu nhiệt đới, khô hạn ở các vùng gò đồi và núi thấp. Điều này đã tạo ra sự đa dạng cây trồng của vùng. Tuy nhiên, khí hậu cũng gây ra nhiều bất lợi cho nông nghiệp: gió Lào khô nóng, bão, lốc xoáy diễn biến phức tạp, mưa tập trung theo mùa,... Với hệ thống sông suối nhiều, lượng mưa hàng năm tương đối cao (1670mm), miền núi Nghệ An có nguồn nước dồi dào, phục vụ phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Đất đai Vùng núi Nghệ An có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong 3 vùng, chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 144.190,37 ha, chiếm 57,76% đất nông nghiệp toàn tỉnh; đất lâm nghiệp 846.942,55 ha chiếm 95,4% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên đất của vùng khá phong phú và đa dạng, đặc biệt vùng đất đỏ bazan màu mỡ với diện tích khoảng 13.000 ha là thế mạnh để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả với quy mô lớn, tạo điều kiện cho vùng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Đất lâm nghiệp của vùng chiếm 81,9% diện tích toàn vùng, trong đó diện tích rừng của vùng là 722308,3 ha, chiếm 92,9% diện tích rừng toàn tỉnh. Trong vùng có 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt và vườn quốc gia Pù Mát [5]. 2.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động. Dân số vùng núi Nghệ An là 1.400.000 người, chiếm 45% dân số toàn tỉnh, trong đó đồng bào các dân tộc ít người có 41 vạn, chiếm 28,4%. Nhìn chung, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Một bộ phận đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có tập quán lạc hậu, tư tưởng bảo thủ, trì trệ theo nếp nghĩ và cách làm ăn cũ. Người dân chưa có ý thức vươn lên để thoát đói nghèo. Đại đa số dân cư chưa trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng hoá, thậm chí vẫn có tới 25.216 hộ và 151.623 nhân khẩu đang sống du canh [4;3]. Vùng núi Nghệ An có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào. Tuy nhiên, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động được đào tạo rất thấp. Những huyện có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao là những huyện miền núi như: huyện Kỳ Sơn lao động chưa qua đào tạo chiếm 98,92% tổng số lao động nông nghiệp, Tương Dương 98,74%, Quế Phong 98,14%, Con Cuông 98,55%... [6]. - Cơ sở hạ tầng. Hệ thống thuỷ lợi và nước sinh hoạt đã được quan tâm đầu tư, làm tăng nhanh 143 Nguyễn Thị Trang Thanh diện tích canh tác tưới tiêu và tỷ lệ dùng nước sạch. Về điện, đến nay có 219/244 xã của 10 huyện miền núi đã có điện lưới quốc gia, chiếm tỷ lệ 85%, riêng các huyện miền núi thấp chiếm 100%. Trên địa bàn miền núi Nghệ An hiện nay có hai cửa khẩu sang Lào và 8 tuyến đường chính đó là: Đường 7A, đường Hồ Chí Minh, đường 7B, đường từ Cây Chanh đi Lạt, đường 48, đường quốc lộ 46, đường 545. Tuy nhiên, vẫn còn 7 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, có xã đường ô tô cũng chỉ đi được mùa khô. Đặc biệt, các đường xương cá vào các bản làng, nhất là các bản làng các huyện vùng cao biên giới còn cực kỳ khó khăn. Đây chính là yếu tố làm cho các bản xa với trung tâm, với những tiến bộ văn minh trong xã hội. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của miền núi Nghệ An thuận lợi để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp: diện tích đất rộng lớn, có nhiều loại đất tốt, địa hình, khí hậu đa dạng cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn: nhiều hộ còn nghèo đói, trình độ lao động thấp, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khó khăn... điều đó làm cản trở quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 2.2. 2.2.1. Thực trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp vùng núi Nghệ An Khái quát chung về kinh tế vùng núi Nghệ An Các huyện miền núi Nghệ An từ một nền kinh tế cơ bản và chủ yếu là tự cung, tự cấp, những năm gần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp Sản xuất hàng hóa Vùng núi Nghệ An Nguồn lực phát triển kinh tế Nguồn lực tự nhiênGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 155 3 0
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phần 1 - ThS. Lê Văn Thơi
69 trang 92 1 0 -
14 trang 85 0 0
-
Bài giảng Sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá
68 trang 75 0 0 -
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp (Dùng cho các lớp cao học) - ĐH Thủy lợi
174 trang 65 0 0 -
10 trang 57 0 0
-
Tiểu luận các quy luật kinh tế trong triết học
5 trang 54 0 0 -
Bài giảng Bài 1: Sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
19 trang 51 0 0 -
77 trang 50 1 0
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Chương 2 - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
61 trang 45 0 0