Danh mục

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0: Những thách thức và gợi ý chính sách

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 596.38 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0: Những thách thức và gợi ý chính sách trình bày nhận diện những thách thức mà nền nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng 4.0, đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 4.0: Những thách thức và gợi ý chính sách The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ G I Ý CHÍNH SÁCH Phạm Hữu Thanh Nhã1 1 Khoa Luật & Lý luận chính trị Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Email: nha.pht@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Trên nền tảng lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường để phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, thể hiện ở hai khía cạnh chính là môi trường tự nhiên và môi trường con người. Từ đó, bài viết nhận diện những thách thức mà nền nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng 4.0, đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp bền vững, cách mạng 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng đến. Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang diễn ra và tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp thì Việt Nam cũng phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng này. Vì vậy, nghiên cứu để nhận diện thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, chỉ ra những thời cơ và thách thức trên con đường phát triển nhằm tìm ra những giải pháp tháo gỡ là điều hết sức cần thiết. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣơng nghiên cứu Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhận diện những rào cản chủ yếu trên con đường phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh cách mạng 4.0. Từ đó gợi ý những giải pháp cơ bản để thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết thu thập số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê, từ Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở nước ta. Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập được, bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích, tổng hợp. 380 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khía cạnh kinh tế học về phát triển nông nghiệp bền vững Vào thập niên 90 của thể kỷ XX, một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp là phát triển nông nghiệp bền vững. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp bền vững của các học giả Douglas GK (1980), Nijkamp, Bergh và Soetoman (1990), Rao CHH và Chopra K(1991),… nhưng tựu chung lại, phát triển bền vững cốt lõi phải đảm bảo được 2 yếu tố sau: + Thứ nhất là môi trường tự nhiên: không thể phát triển bền vững khi mà tăng trưởng nông nghiệp diễn ra kèm theo đó là suy thoái môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái. Biểu hiện của nông nghiệp bền vững theo khía cạnh này theo thời gian được đo lường bởi các tiêu chí như: Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của sản lượng nông nghiệp và dân số, năng suất đất và lao động theo thời gian, diện tích rừng bị phá và khôi phục, độ màu mỡ của đất,… + Thứ hai là môi trường con người: Phát triển nông nghiệp được xem là bền vững khi mà đảm bảo được sinh kế bền vững cho nông dân, đồng thời đảm bảo sức khỏe - dinh dưỡng và trình độ văn hóa cho nông dân. Biểu hiện của nông nghiệp bền vững theo khía cạnh này theo thời gian được đo lường bởi các tiêu chí như: tỉ lệ hộ nghèo đói ở vùng nông thôn, tỉ lệ lao động thất nghiệp ở vùng nông thôn, trình độ dân trí của người dân nông thôn,… Như vậy, có rất nhiều lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó đa phần đều thống nhất rằng phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển, mà trong đó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường con người của nông dân và người dân nông thôn. 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam 3.2.1. T ng trưởng của ngành nông nghiệp CẢ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP DÂN SỐ 8.48 6.78 6.81 6.23 5.98 6.21 5.89 5.68 5.32 5.25 5.42 3.79 4.01 3.4 3.49 2.78 2.68 2.64 2.9 2.41 1.82 1.09 1.07 1.09 1.07 1.05 1.08 1.07 1.08 1.08 1.36 1.07 1.03 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: