Danh mục

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chìa khoá giúp vùng có thể thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và góp phần khẳng định vai trò là “động lực, đầu tầu” cho sự phát triển chung của cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY DEVELOPING HIGH-TECH AGRICULTURE IN THE RED RIVER DELTA IN THE CURRENT CONTEXT TS. Đỗ Thị Thanh Loan Trường CĐSP Trung ương Tóm tắt: Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chìa khoá giúp vùng có thể thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và góp phần khẳng định vai trò là “động lực, đầu tầu” cho sự phát triển chung của cả nước. Hiện nay, vùng đã và đang hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng hiệu quả chưa cao; còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trong thời gian tới, vùng cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu: đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp; đầu tư khoa học công nghệ và tận dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước; phân tích thị trường đầu vào - đầu ra; đào tạo nhân lực chất lượng cao; xây dựng những cánh đồng mẫu lớn; nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản và đẳng cấp của sản phẩm… Từ khóa: nông nghiệp công nghệ cao, Đồng bằng sồng Hồng, hội nhập Abstract The Red River Delta is a large area with a great potential for socio-economic growth, especially for the development of high-tech agriculture. In the content of current integration, developing high-tech agriculture plays an essential role in successfully transferring agricultural economic structure and asserting its duty as ‘motivation, motive’ in the general development in Vietnam. Nowadays, although the Red River Delta has formed some agricultural areas with high- tech applications, the result shown is not good and there are still various problems that need to be solved. In near future, this region should concentrate on some main solutions, such as organizational innovation in agricultural production, investment in science and technology, usage of technological advantage and advanced countries’ experiences, market analysis of input and output, training program of high-quality human resources, construction of large sample fields and improvement of value added in agricultural value chain and product rank. Key words: high-tech agriculture, the Red River Delta, integration Mở đầu: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), tập trung nhiều nguồn lực và động lực, tạo tiền đề để phát triển mô hình NNCNC. Đây là chìa khoá giúp vùng có thể thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông 645 nghiệp và góp phần khẳng định vai trò là “động lực, đầu tầu” cho sự phát triển bền vững trên phạm vi cả nước. I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐBSH là một vùng đất rộng lớn nằm trong khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh và thành phố. Đây là cầu nối Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ và là trung tâm miền Bắc. Do đó, vị trí địa lý của ĐBSH đặc biệt thuận lợi hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Vùng ĐBSH đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên với tiềm năng khai thác khá lớn. Đất đai phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới ẩm có thể đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp như phát triển vụ đông sản xuất những nông sản độc đáo mà vùng khác không có, hay phát triển du lịch với các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, các rừng quốc gia. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị, và văn hóa của cả nước; là trung tâm giao lưu, dịch vụ thương mại và du lịch của các tỉnh miền Bắc; và là đầu mối giao thông tiếp nối với bên ngoài của các tỉnh, cửa mở ra biển Đông của các tỉnh trong vùng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Vùng cũng có thế mạnh về nguồn nhân lực với lực lượng lao động đông, trẻ và trình độ học vấn cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. ĐBSH còn là nơi đầu tiên tiếp nhận các thành tựu về khoa học công nghệ (KHCN) và kinh tế của các nước trên thế giới. Phần lớn các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học đầu ngành của cả nước đều tập trung ở ĐBSH, vì vậy đây là nơi cung cấp các tiến bộ KHCN cho các vùng khác với lực lượng cán bộ chuyên sâu có trình độ cao khá đông đảo. Xét về tiềm năng, nông nghiệp của ĐBSH có đủ điều kiện để phát triển toàn diện nhờ sự tiếp thu các thành tựu KHCN trong nông nghiệp. Điều đó thể hiện rõ nét qua trình độ thâm canh lúa nước ở ĐBSH cao nhất ở Việt Nam hay sự đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Từ đó bước đầu hình thành được những mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với lộ trình phát triển NNCNC Tuy nhiên, vùng ĐBSB vẫn còn tồn tại những khó khăn, trở ngại: ĐBSH là vùng đất chật, người đông, thừa lao động, thiếu việc làm, vì thế giải quyết hợp lý và đầy đủ việc làm cho người lao động là khó khăn lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, quy mô canh tác nông nghiệp thuộc vào loại thấp nhất so với các vùng khác trong nước. Cơ cấu kinh tế trong vùng chưa phát triển đồng bộ; cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất phát triển chưa cao, quy mô kinh tế nhỏ, doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp còn yếu dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp cũng như chậm trễ trong việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CDCCKTNN) còn nhiều bất cập, gây ra những lực cản lớn đối với yêu cầu chuyển dịch sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Đặc biệt, các hoạt động dịch vụ còn thiếu đồng bộ, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: