Danh mục

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.27 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm "phát triển bền vững" chính thức xuất hiện năm 1987 trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) như là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNGĐặt vấn đề Khái niệm phát triển bền vững chính thức xuất hiện năm 1987 trongBáo cáo Tương lai chung của chúng ta của Hội đồng Thế giới về Môi trườngvà Phát triển (WCED) như là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu củahiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệmai sau. Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ vềvật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân vàsự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triểnphải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách vàxu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Điều đó đã đượckhẳng định qua Tuyên bố Rio de Janeiro (1992) về môi trường và phát triển,bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21. Tại Hội nghịThượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (2002) ở Johannesburg, cácnguyên tắc trên và Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững đã đượckhẳng định lại và cam kết thực hiện đầy đủ. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách củaĐảng và Nhà nước ta. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của BộChính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐHđất nước nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thểtách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội củatất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững,thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quanđiểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đạihội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xãhội 2001-2010 là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinhtế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường vàPhát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảođảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìnđa dạng sinh học. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế,Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vữngở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) theo Quyết địnhMAY 2006 -1-HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quyhoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như củacác ngành và địa phương, trong đó có ngành nông nghiệp và phát triển nôngthôn,Đánh giá tình hình phát triển bền vững ngành Nông nghiệp & PTNT Trong suốt quá trình đổi mới, cơ cấu công-nông-dịch vụ cả nước chuyểndịch đúng qui luật, nông nghiệp luôn làm tròn vai trò nền tảng cho công nghiệpvà dịch vụ phát triển. Giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp liên tục tăngtrưởng, với tốc độ bình quân 5,55%/năm và tăng GDP là 3,63%/năm. Thắng lợi to lớn của ngành Nông nghiệp và PTNT trong những năm đổimới là đã đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước với mứctăng dân số 1,2 triệu người/năm và xuất khẩu nông sản ngày càng tăng. Nếunhư kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1985 chỉ đạt khoảng 400 triệu USD thìđến năm 2003 đã đạt khoảng 3 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩucủa cả nước. Trên thị trường thế giới, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứngthứ nhất về hồ tiêu (chiếm 14,3 % thị phần) và cà phê vối (chiếm 40% thịphần), thứ hai về lúa gạo (chiếm 12 % thị phần) và hạt điều (chiếm 9.5 % thịphần). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2005 đạt 5,8 tỉ USD, tăng29% so với năm 2004. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hạttiêu, điều nhân, sản phẩm gỗ... góp phần tiếp tục khẳng định được vị thế củanông, lâm sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc cũng khôngngừng tăng lên, từ 27,2% năm 1990 lên 36,7% năm 2004, góp phần đáng kểvào việc tăng cường năng lực phòng hộ quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học,đảm bảo an ninh môi trường. Một trong những thành công đáng ghi nhận là tỷ lệ hộ nghèo giảmnhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% (với 2,8 triệu hộ) năm 2001,xuống còn 8,3% (với 1,44 triệu hộ) năm 2004 và dưới 7% (với 1,1 triệu hộ)đến cuối năm 2005. “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 của Ngân hàngThế giới đã khẳng định: Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là mộttrong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế. Như vậy, trong 20 năm đổi mới, thắng lợi rõ rệt nhất của Nông nghiệpViệt Nam là tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh,trong thời gian dài. Đây là tiền đề hết sức qua ...

Tài liệu được xem nhiều: