Danh mục

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.16 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên" chỉ ra tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực tế cho thấy, mặc dù là tỉnh nổi tiếng với văn hóa trà và đã có những chính sách triển khai hợp lý, nhưng việc khai thác giá trị của nó để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác văn hóa trà vào phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI VĂN HÓA TRÀ TẠI THÁI NGUYÊN Bùi Thị Thanh Hương1, Hoàng Khánh Chi2, Ứng Trọng Khánh3 , Nguyễn Văn Hùng1 Tóm tắt: Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực tế cho thấy, mặc dù là tỉnh nổi tiếng với văn hóa trà và đã có những chính sách triển khai hợp lý, nhưng việc khai thác giá trị của nó để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác văn hóa trà vào phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Từ khóa: Du lịch cộng đồng; Văn hóa trà; Sản phẩm du lịch.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thái Nguyên là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm đến đầy ấntượng trong hành trình khám phá các miền di sản Việt Bắc, bởi nơi đây có ATK chiếnkhu xưa với bao chiến công hiển hách. Nhưng nhắc đến nơi này, người ta cũng nhớđến những câu nói nổi tiếng như “Thái Nguyên đệ nhất danh trà” hay “Chè Thái gáiTuyên”. Danh hiệu đệ nhất trà từ lâu đã mở ra nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế - xãhội địa phương; thể hiện rõ nét nhất trên các lĩnh vực hợp tác trong nước và quốc tếqua các lễ hội Festival trà được tổ chức nhiều năm. Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triểndu lịch nói chung và du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên nói riêng,việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa trà vào phát triển du lịch cộng đồng vẫn cònnhiều khó khăn và tồn tại những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, theo Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025,định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên đặt ra mục tiêu đến năm 2025, xây dựngít nhất 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn. Như vậy, đềán phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025 đã xác định việc pháttriển du lịch gắn với văn hóa trà là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh TháiNguyên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác giá trị văn hóatrà vào phát triển du lịch cộng đồng cũng như đề xuất được một số giải pháp để nângcao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên là việclàm hết sức cấp thiết. Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên.1 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.2 Trung tâm Giáo dục Quốc Phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên.3Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 4032. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Theo số liệu thống kê năm 2023 của Cục Du lịch Quốc gia, Việt Nam đón 12,6triệu khách quốc tế và phục vụ 108,2 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ kháchdu lịch đạt 678,3 nghìn tỷ đồng. Du lịch Việt Nam xếp thứ 6 toàn cầu về tăng trưởnglượng tìm kiếm từ các thị trường quốc tế. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, năm 2023 tổngsố khách du lịch đến Thái Nguyên đạt trên 2.498.200 lượt khách (khách nội địa đạt2.478.100, khách quốc tế đạt 20.094 lượt.) trong đó, khách tại các điểm tham quan dulịch đạt 1.536.600 lượt khách; khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 961.500 lượt khách;khách do công ty lữ hành phục vụ đạt 90.500 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt2.144,5 tỷ đồng; tổng đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP là 1.480,3 tỷ đồng,chiếm 0,96% trong tổng GRDP của toàn tỉnh. “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị vănhóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.”(Luật Du lịch 2017). Trong nước, cũng có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu về việc gắn kếtcác hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng. Có thểkể đến như thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tỉnh SócTrăng (Võ Hữu Phước, 2022) đã trình bày một số mô hình về Làng văn hóa du lịchChợ nổi Ngã Năm (thị xã Ngã Năm) nhằm bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của Chợ nổi Ngã Năm; Khu du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên (huyện CùLao Dung); dự án Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên kết hợp văn hóa - làng nghềdân tộc huyện Châu Thành và Dự án du lịch “Văn hóa làng nghề dân tộc xã Phú Tân”. Trong nghiên cứu của Mai Thanh Sơn và cộng sự, tại huyện Nam Đông - tỉnhThừa Thiên Huế “đã có sự tồn tại và phát triển của DLCĐ tại thôn Dỗi (ThượngLộ), DLST tại Thác Mơ, Thác Trượt, Thác Phướng (Hương Phú), Đập Tràn (HươngXuân)” (2023: 3687). Ngô Thị Phương Lan và cộng sự cũng đã nghiên cứu quan điểm của doanh nghiệpvà cộng đồng địa phương về sự phát triển của du lịch nông nghiệp tại đồng bằng sôngCửu Long để tìm ra các giải pháp (2021: 31). Sự tham gia của các bên liên quan vào mô hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóatrà đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của mô hình du lịch. Đối vớidu lịch gắn với văn hóa trà, sự tham gia của các bên vô cùng quan trọng trong việc vừakết hợp sản xuất, kinh doanh và vừa làm du lịch. Sự thành công của một điểm du lịchđòi hỏi sự hợp tác của tất cả các cấp từ chính quyền địa phương cho đến đến doanhnghiệp, người dân và du khách cùng tham gia vào tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch.Đối với Thái Nguyên, các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:404 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... (1) Cộng đồng/người dân địa phương: Người dân Thái Nguyên. (2) Chính quyền địa phương: UBND tỉnh, các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnhThái Nguyên. (3) Doanh nghiệp: Công ty du lịch/ khách sạn/ nhà hàng trên địa Thái Nguyên. (4) Du khách: Khách du lịch đến Thái Nguyên. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: