Danh mục

Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển đồng bằng sông Hồng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một vùng kinh tế tương đối phát triển của cả nước với sự ưu thế của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bài báo tập trung làm rõ hiện trạng phát triển của các sinh kế chủ yếu của người dân vùng ven biển ĐBSH và những tác động của sinh kế đến quá trình giảm nghèo tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển đồng bằng sông HồngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0079Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 182-192This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN SINH KẾ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIẢM NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là một vùng kinh tế tương đối phát triển của cả nước với sự ưu thế của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phân hóa giữa các địa phương tương đối rõ rệt do sự khác biệt về các điều kiện phát triển. Vùng ven biển ĐBSH nhờ những lợi thế về nguồn tài nguyên tự nhiên và dân cư đã phát triển mạnh các ngành nghề nông nghiệp, thủy sản bên cạnh các lĩnh vực phi nông nghiệp. Các ngành nghề này đã tác động mạnh đến sinh kế của người dân và cho đến nay, sinh kế của người dân vùng ven biển vẫn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông, ngư nghiệp. Chính điều này đã hạn chế những thành quả của công cuộc giảm nghèo tại đây. Dựa trên việc phân tích các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế và dân cư, bài báo tập trung làm rõ hiện trạng phát triển của các sinh kế chủ yếu của người dân vùng ven biển ĐBSH và những tác động của sinh kế đến quá trình giảm nghèo tại địa phương. Từ khóa: Ven biển ĐBSH, sinh kế, giảm nghèo.1. Mở đầu Vùng ven biển ĐBSH bao gồm địa bàn của 4 tỉnh, thành: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Địnhvà Ninh Bình. Diện tích của vùng là 6.129 km2 , chiếm 41,0% tổng diện tích của toàn vùng ĐBSHvà dân số vùng ven biển là 6.516,1 nghìn người (33,4% toàn vùng) [1]. Đây là khu vực có vị tríquan trọng, là cửa ngõ ra biển của toàn bộ khu vực phía Bắc nước ta, đồng thời là cầu nối trực tiếpgiữa hai khu vực phát triển kinh tế năng động: Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Được bồi đắp bởihai hệ thống sông lớn, nền nông nghiệp lúa nước trong vùng đã tồn tại và phát triển lâu đời vớitrình độ thâm canh cao. Với hơn 400km đường bờ biển, vùng có điều kiện phát triển tổng hợp cácngành kinh tế biển. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời cùng với nguồn nhân lực dồi dào cho phépvùng phát triển nền kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng. Điều này đã tạo điều kiện cho cư dân trongvùng tiếp cận và lựa chọn những ngành nghề đa dạng, để hình thành nên hệ thống sinh kế phongphú với nhiều quy mô và trình độ phát triển khác nhau.Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 25/7/2017Liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung, e-mail: trannhungvnh@gmail.com182 Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển Đồng bằng sông Hồng...2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các nhân tố tác động đến sinh kế vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng2.1.1. Điều kiện tự nhiên Địa hình ven biển ĐBSH tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía biển, độ dốc nhỏ, daođộng từ 0,04 đến 0,05 m/km, nhưng phần lớn diện tích chỉ cao dưới 1m so với mực nước biển. Quátrình hình thành đồng bằng vẫn đang tiếp diễn nhờ vào việc bồi tụ phù sa của sông Hồng và cácchi lưu chuyển ra biển. Một đặc điểm tương đối nổi bật trong địa hình của khu vực là sự hình thànhcác cồn cát, với độ cao khoảng trên 1m, là địa bàn để xây dựng các làng mạc. Giữa các cồn cát làkhu vực đất trũng thấp hơn dùng để canh tác nông nghiệp. Về khí hậu, các tỉnh ven biển mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng là tính chất nhiệtđới ẩm gió mùa. Nhưng do vị trí ở gần biển nên độ ẩm được tăng cường khá nhiều. Tổng lượngbức xạ lớn (95 – 105 Kcal/cm2 /năm), tổng nhiệt độ khoảng 8000 – 85000 C và có sự khác biệt giữahai mùa. Vào mùa đông, nhiệt độ của khu vực cao hơn so với vùng trung tâm, tuy nhiên sự chênhlệch nhiệt độ không nhiều (dưới 10 C) và lượng mưa cũng có sự gia tăng do ảnh hưởng của biển.Vào mùa hè, ảnh hưởng của bão gây tác hại rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trongvùng, đặc biệt là ngư dân. Tổng lượng dòng chảy ở vùng ven biển là 1,964 tỉ m3 nước và tổng lượng mưa là 4,073tỉ m3 . Vùng này hàng năm nhận được lượng phù sa lớn của sông Hồng và sông Thái Bình (sôngHồng 115 triệu tấn, sông Thái Bình 17 triệu tấn/năm) [2]. Điều này đã tạo nên khả năng bồi đắpphù sa làm cho diện tích đồng bằng được mở rộng hơn. Tài nguyên nước mặt dải ven biển ĐBSH dồi dào song nước bị nhiễm mặn chiếm một tỉ lệlớn. Nước ở đây thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông thủy hơn là phát triểnnông nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy triều và biển ở vùng này yếu hơn so với ảnh hưởngcủa sông, nước mặn vào không sâu, dòng chảy ngược kém. Đây cũng là nơi tiếp nhận các nguồnthải từ lục địa đưa ra nhưng cho đến nay, mức độ ô nhiễm chưa đến mức báo động. Mặt khác, khuvực này là nơi tương tác giữa nước mặn và nước ngọt nên ...

Tài liệu được xem nhiều: