Danh mục

Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 661.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chú trọng vào phát triển thị trường, sản phẩm dịch vụ trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ; tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội; nâng cao trình độ quản lý, nhân lực…Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị 3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ PGS. TS. Lê Văn Luyện TS. Nguyễn Đức Hải Học viện Ngân hàngTóm tắt Tài chính toàn diện thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu củangười dân và doanh nghiệp, góp phần tạo cơ hội mở rộng chi tiêu và đầu tư, thúc đẩy phát triểnkinh tế. Phát triển tài chính toàn diện nhằm gia tăng về mặt số lượng, chất lượng dịch vụ tàichính cùng với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, đáp ứng ngày càngtốt nhu cầu của người sử dụng. Phát triển tài chính toàn diện theo Ngân hàng Thế giới sẽ tậptrung vào các khía cạnh: Sử dụng tài khoản ngân hàng, dịch vụ thanh toán; Thực hiện tiết kiệmvà vay mượn cho các mục đích khác nhau trong cuộc sống. Phát triển tài chính toàn diện tại ViệtNam đang trong giai đoạn đầu phát triển so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn thua kémvề trình độ. Để thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian tới đòi hỏiphải có nhiều giải pháp, chính sách phù hợp nhưng trước tiên cần nhanh chóng hoàn thiện, banhành chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Chú trọng vào phát triển thị trường, sản phẩmdịch vụ trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ; tạo cơ chế huy động nguồn lựcxã hội; nâng cao trình độ quản lý, nhân lực…Từ khóa: Tài chính toàn diện; phát triển tài chính Giới thiệu Tài chính toàn diện hiện đang được các Bộ, Ngành của Việt Nam rất quan tâm, Ngân hàngNhà nước Việt Nam - Cơ quan đầu mối của Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiệndự thảo Chiến lược tài chính toàn diện dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Vớimục đích góp thêm ý kiến hoàn thiện bản dự thảo, nhóm nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết pháttriển tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tàichính toàn diện của Việt Nam; so sánh thực trạng phát triển với các nước khu vực Châu Á - TháiBình Dương, nước thu nhập trung bình thấp, trên cơ sở đó đề ra một số đề xuất, khuyến nghịnhằm thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Cơ sở lý thuyết Theo WB1 tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và giácả hợp lý cho mọi người dân, doanh nghiệp trong đó chú trọng quan tâm cung cấp dịch vụ tàichính cho đối tượng dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội (gồm nhóm người nghèo, doanhnghiệp nhỏ và siêu nhỏ) được tiếp cận rộng rãi, góp phần tạo cơ hội mở rộng chi tiêu và đầu tư,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Tài chính toàn diện theo Gardeva và Rhyne (2011) tập trung vào các trụ cột: Thứ nhất, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanhtoán trong đó bao gồm cả tín dụng vi mô, bảo hiểm vi mô. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng, đủ nhu cầu và giá cả đảm bảo sự bền vững cho sựphát triển của tổ chức cung ứng cũng như khách hàng. 1 Ngân hàng Thế giới 235 Thứ ba, cần xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ nhằm tạo lập một môi trường cạnh tranhlành mạnh, cũng như khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính chokhách hàng. Thứ tư, nâng cao hiểu biết về dịch vụ tài chính của người dân thông qua phổ biến, giáo dụcvề kiến thức tài chính ngay từ khi còn học phổ thông. Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững củamột quốc gia. Tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong giảm nghèo, phân phối thu nhập công bằng,góp phần phát triển kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cựcnhư: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụngân hàng giúp các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có được nguồn lực đầy đủ thông quahuy động các nguồn lực lao động, đất đai chưa sử dụng hết vào sản xuất, kinh doanh, tăng thunhập. Ngoài ra, tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợcấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòngchống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cậndịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sốngcộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũngđược nâng lên. Bên cạnh đó đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa vớ ...

Tài liệu được xem nhiều: