Phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 286.41 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề đại diện và/hoặc các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Tác giả sử dụng mẫu quan sát bao gồm 147 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009-2019.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSC3F.308 PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VŨ TRỌNG HIỀN1*, HỒ THỊ PHƯƠNG DUNG1, TRẦN NGUYỄN MINH TÂM1, NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN1 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 1 * vutronghien@iuh.edu.vn, phuongdunga2903@gmail.com, davidtam814@gmail.com, nguyenthithuytien256@gmail.com Tóm tắt. Bài nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề đại diện và/hoặc các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Tác giả sử dụng mẫu quan sát bao gồm 147 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009-2019. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: thứ nhất, phát triển tài chính tác động cùng chiều đến đầu tư doanh nghiệp; thứ hai, phát triển tài chính làm hạn chế đầu tư quá mức của các doanh nghiệp gặp phải vấn đề đại diện; thứ ba, phát triển tài chính làm cải thiện vấn đề đầu tư dưới mức của các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Từ khóa. Phát triển tài chính, Đầu tư doanh nghiệp, Đầu tư quá mức, Đầu tư dưới mức FINANCIAL DEVELOPMENT AND CORPORATE INVESTMENT EFFICIENCY IN VIETNAM Abstract. The study considers the association between financial development and corporate investment efficiency in firms with agency issues and/or financing constraints. We use the sample of 147 listed firms in Vietnam from 2009 to 2019. The results show that: firstly, financial development has a positive impact on corporate investment; secondly, financial development reduces over-investment of firms with agency issues; lastly, financial development improves under-investment of firms with financing constraints. Keywords. Financial development, Corporate investment, Over-investment, Under-investment 1 GIỚI THIỆU Đầu tư sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, và các nhà quản lý cố gắng theo đuổi nhiều cơ hội đầu tư để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nguồn lực doanh nghiệp hạn chế, các nhà quản lý phải phân bổ nguồn lực giữa các dự án đầu tư. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các nhà quản lý không phải lúc nào cũng phân bổ nguồn lực hiệu quả (Jensen & Meckling, 1976; Jensen, 1986). Các nhà quản lý thường có xu hướng sử dụng quá mức nguồn vốn vào các dự án không mang lại giá trị, hoặc sử dụng dưới mức nguồn vốn vào các dự án mang lại khả năng sinh lời. Điều này làm hạn chế tính hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Zhang và cộng sự (2016) đề cập tính hiệu quả của đầu tư là sự cắt giảm tình trạng đầu tư quá mức và/hoặc đầu tư dưới mức. Vấn đề ràng buộc tài chính và vấn đề đại diện nổi lên tại các nền kinh tế có thị trường vốn ít phát triển hơn, luật và các quy định ít nghiêm ngặt hơn, cơ cấu giám sát và tính minh bạch chưa cao. Phát triển tài chính giúp cắt giảm các rào cản của việc tài trợ, cải thiện cơ cấu giám sát, giảm chi phí đạt được các thông tin tài chính. Phát triển tài chính giúp vận hành vốn trôi chảy hơn từ người cung cấp vốn đến người sử dụng vốn, từ đó làm giảm nhẹ các ràng buộc tài chính mà doanh nghiệp đối mặt. Một quốc gia có mức độ phát triển tài chính cao thì sẽ có nhiều người cung cấp vốn hơn đến người sử dụng vốn. Điều này giúp cắt giảm chi phí tài trợ do có sự gia tăng cạnh tranh giữa những người cho vay. Phát triển tài chính giúp cải thiện hiệu quả phân bổ vốn thông qua cơ cấu giám sát và đánh giá thích hợp. Các thị trường tài chính đã phát triển có nhiều định chế tài chính chính thức và phi chính thức mà đều đặn giám sát và đánh giá các hành động của doanh nghiệp. Các định chế tài chính này đảm bảo một doanh nghiệp niêm yết tuân thủ các chuẩn mực minh bạch và trách nhiệm doanh nghiệp cao. Điều này loại bỏ nhu cầu giám sát riêng lẻ của các nhà đầu tư nhỏ mà kích thích sự tự tin của các nhà đầu tư. Sự giám sát thích © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 75 Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 hợp đảm bảo các nguồn lực doanh nghiệp không lãng phí đầu tư vào các dự án tệ. Do đó, việc cải thiện phát triển tài chính làm dịu vấn đề đầu tư quá mức của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này kỳ vọng phát triển tài chính sẽ làm dịu vấn đề đầu tư quá mức do vấn đề đại diện. Nghiên cứu kiểm định phát triển tài chính tác động đến tính hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm các vấn đề dẫn đến đầu tư dưới mức và/hoặc đầu tư quá mức của các doanh nghiệp gặp phải vấn đề đại diện và/hoặc bị ràng buộc tài chính. 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Rajan và Zingales (1998) cho rằng phát triển tài chính cắt giảm chi phí tài trợ của một doanh nghiệp và có tác động tích cực lên tăng trưởng của doanh nghiệp. Phát triển tài chính cũng có thể tác động lên đầu tư của doanh nghiệp bằng cách cắt giảm chi phí giao dịch, giúp gia tăng chu chuyển vốn đến các doanh nghiệp. Giả thuyết 1: Phát triển tài chính gia tăng mức độ đầu tư của doanh nghiệp. Theo Modigliani và Miller (1958), một doanh nghiệp tài trợ đầu tư bằng nguồn lực bên trong hoặc bên ngoài thì không tác động đến giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo. Tuy nhiên, do thị trường vốn không hoàn hảo và sự bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan khác nhau, nên các doanh nghiệp không giống nhau trong thị trường vốn. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đáng tin cậy hơn sẽ được những người cho vay sẵn lòng mở rộng tín dụng với mức lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp gặp khó khăn để nhận tài trợ từ các thị trường tài chính được xem là các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Fazzari và cộng sự (1988) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSC3F.308 PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VŨ TRỌNG HIỀN1*, HỒ THỊ PHƯƠNG DUNG1, TRẦN NGUYỄN MINH TÂM1, NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN1 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 1 * vutronghien@iuh.edu.vn, phuongdunga2903@gmail.com, davidtam814@gmail.com, nguyenthithuytien256@gmail.com Tóm tắt. Bài nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề đại diện và/hoặc các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Tác giả sử dụng mẫu quan sát bao gồm 147 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009-2019. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: thứ nhất, phát triển tài chính tác động cùng chiều đến đầu tư doanh nghiệp; thứ hai, phát triển tài chính làm hạn chế đầu tư quá mức của các doanh nghiệp gặp phải vấn đề đại diện; thứ ba, phát triển tài chính làm cải thiện vấn đề đầu tư dưới mức của các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Từ khóa. Phát triển tài chính, Đầu tư doanh nghiệp, Đầu tư quá mức, Đầu tư dưới mức FINANCIAL DEVELOPMENT AND CORPORATE INVESTMENT EFFICIENCY IN VIETNAM Abstract. The study considers the association between financial development and corporate investment efficiency in firms with agency issues and/or financing constraints. We use the sample of 147 listed firms in Vietnam from 2009 to 2019. The results show that: firstly, financial development has a positive impact on corporate investment; secondly, financial development reduces over-investment of firms with agency issues; lastly, financial development improves under-investment of firms with financing constraints. Keywords. Financial development, Corporate investment, Over-investment, Under-investment 1 GIỚI THIỆU Đầu tư sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, và các nhà quản lý cố gắng theo đuổi nhiều cơ hội đầu tư để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nguồn lực doanh nghiệp hạn chế, các nhà quản lý phải phân bổ nguồn lực giữa các dự án đầu tư. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các nhà quản lý không phải lúc nào cũng phân bổ nguồn lực hiệu quả (Jensen & Meckling, 1976; Jensen, 1986). Các nhà quản lý thường có xu hướng sử dụng quá mức nguồn vốn vào các dự án không mang lại giá trị, hoặc sử dụng dưới mức nguồn vốn vào các dự án mang lại khả năng sinh lời. Điều này làm hạn chế tính hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Zhang và cộng sự (2016) đề cập tính hiệu quả của đầu tư là sự cắt giảm tình trạng đầu tư quá mức và/hoặc đầu tư dưới mức. Vấn đề ràng buộc tài chính và vấn đề đại diện nổi lên tại các nền kinh tế có thị trường vốn ít phát triển hơn, luật và các quy định ít nghiêm ngặt hơn, cơ cấu giám sát và tính minh bạch chưa cao. Phát triển tài chính giúp cắt giảm các rào cản của việc tài trợ, cải thiện cơ cấu giám sát, giảm chi phí đạt được các thông tin tài chính. Phát triển tài chính giúp vận hành vốn trôi chảy hơn từ người cung cấp vốn đến người sử dụng vốn, từ đó làm giảm nhẹ các ràng buộc tài chính mà doanh nghiệp đối mặt. Một quốc gia có mức độ phát triển tài chính cao thì sẽ có nhiều người cung cấp vốn hơn đến người sử dụng vốn. Điều này giúp cắt giảm chi phí tài trợ do có sự gia tăng cạnh tranh giữa những người cho vay. Phát triển tài chính giúp cải thiện hiệu quả phân bổ vốn thông qua cơ cấu giám sát và đánh giá thích hợp. Các thị trường tài chính đã phát triển có nhiều định chế tài chính chính thức và phi chính thức mà đều đặn giám sát và đánh giá các hành động của doanh nghiệp. Các định chế tài chính này đảm bảo một doanh nghiệp niêm yết tuân thủ các chuẩn mực minh bạch và trách nhiệm doanh nghiệp cao. Điều này loại bỏ nhu cầu giám sát riêng lẻ của các nhà đầu tư nhỏ mà kích thích sự tự tin của các nhà đầu tư. Sự giám sát thích © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 75 Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 hợp đảm bảo các nguồn lực doanh nghiệp không lãng phí đầu tư vào các dự án tệ. Do đó, việc cải thiện phát triển tài chính làm dịu vấn đề đầu tư quá mức của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này kỳ vọng phát triển tài chính sẽ làm dịu vấn đề đầu tư quá mức do vấn đề đại diện. Nghiên cứu kiểm định phát triển tài chính tác động đến tính hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm các vấn đề dẫn đến đầu tư dưới mức và/hoặc đầu tư quá mức của các doanh nghiệp gặp phải vấn đề đại diện và/hoặc bị ràng buộc tài chính. 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Rajan và Zingales (1998) cho rằng phát triển tài chính cắt giảm chi phí tài trợ của một doanh nghiệp và có tác động tích cực lên tăng trưởng của doanh nghiệp. Phát triển tài chính cũng có thể tác động lên đầu tư của doanh nghiệp bằng cách cắt giảm chi phí giao dịch, giúp gia tăng chu chuyển vốn đến các doanh nghiệp. Giả thuyết 1: Phát triển tài chính gia tăng mức độ đầu tư của doanh nghiệp. Theo Modigliani và Miller (1958), một doanh nghiệp tài trợ đầu tư bằng nguồn lực bên trong hoặc bên ngoài thì không tác động đến giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo. Tuy nhiên, do thị trường vốn không hoàn hảo và sự bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan khác nhau, nên các doanh nghiệp không giống nhau trong thị trường vốn. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đáng tin cậy hơn sẽ được những người cho vay sẵn lòng mở rộng tín dụng với mức lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp gặp khó khăn để nhận tài trợ từ các thị trường tài chính được xem là các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính. Fazzari và cộng sự (1988) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển tài chính Đầu tư doanh nghiệp Kiểm định phát triển tài chính Quản lý doanh nghiệp Hệ số đòn bẩy tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 289 0 0 -
30 trang 256 3 0
-
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 215 0 0 -
105 trang 189 0 0
-
Quản lý doanh nghiệp và Tâm lý học xã hội: Phần 1
56 trang 157 0 0 -
Làm thế nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình ?
6 trang 137 0 0 -
Chia sẻ kiến thức hiệu quả cho nhân viên
5 trang 129 0 0 -
Quản lý doanh nghiệp và Tâm lý học xã hội: Phần 2
156 trang 124 0 0 -
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
187 trang 107 1 0 -
SỔ TAY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHO DOANH NGHIỆP
148 trang 103 0 0