Danh mục

Phát triển thanh toán trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.12 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát triển thanh toán trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay tập trung làm rõ các nội dung trên, đề xuất các khuyến nghị có tính cấp bách và ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức, từ đó, đưa ra nhận xét và khuyến nghị theo chủ đề nói trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thanh toán trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay DOI: 10.56794/KHXHVN.KHXHVN.3(183).74-81 Phát triển thanh toán trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay Hoàng Nguyên Khai*, Nguyễn Đắc Hưng ** * Nhận ngày 24 tháng 11 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 2 năm 2023. Tóm tắt: Đảng, Chính phủ, cùng các Bộ, ngành và các địa phương đang triển khai nhiều chính sách, giải pháp để chuyển mạnh sang nền kinh tế số, thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Kinh tế số đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, ở tất cả các địa phương, mọi người dân và mọi địa bàn trong cả nước, đặc biệt trong thanh toán không sử dụng tiền mặt. Hoạt động thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số đem lại rất nhiều lợi ích, nên hoạt động này đang phát triển từ các chợ, quán ăn, cửa hàng cà phê, cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị, trung tâm thương mại, các dịch vụ công và các hoạt động thương mại điện tử. Từ khóa: Thanh toán điện tử, kinh tế số, chuyển đổi. Phân loại ngành: Kinh tế Abstract: The Party, Government, ministries, branches and localities are implementing many policies and solutions to strongly shift to the digital economy, speeding up Vietnam's international integration process. The growing digital economy has the nature of creeping into all areas of socio-economic life, in all localities, people and areas in the country, especially in non - cash payment. Electronic payment activities based on digital technology platform bring a lot of related benefits, so it is developing from markets, restaurants, coffee shops, small retail shops to supermarkets and commercial centers, public services and e- commerce activities. Keywords: Electronic payment, digital economy, transformation. Subject classification: Economics 1. Mở đầu Để chuyển động mạnh sang nền kinh tế số, cần triển khai đồng bộ hoạt động này trên các lĩnh vực có liên quan, từ ban hành Quyết định của Chính phủ, đến hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư với nền tảng là căn cước công dân có gắn chip điện tử và tích hợp nhiều thông tin cơ bản, phát triển dịch vụ công điện tử và thu phí giao thông không dừng, đặc biệt là phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số. Tham gia vào quá trình này, ngành Ngân hàng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng nhiều địa phương đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp cụ thể. Bài viết tập trung làm rõ các nội dung trên, đề xuất các khuyến nghị có tính cấp bách và ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức, từ đó, đưa ra nhận xét và khuyến nghị theo chủ đề nói trên. 2. Chủ trương và triển khai biện pháp phát triển thanh toán điện tử Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025”. Tại Quyết định này, * Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Email: hn.khai@hutech.edu.vn ** Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Email: ndhungsbv@gmail.com 74 Hoàng Nguyên Khai, Nguyễn Đắc Hưng các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được đề ra rất cụ thể và đều dựa trên nền tảng công nghệ số và đối tượng, nhóm đối tượng cần được ưu tiên hướng đến chủ yếu là các tổ chức có đông người thực hiện thanh toán, chi trả (Chính phủ, 2022). Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế có liên quan mật thiết tới cuộc sống thường nhật, thiết yếu của người dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ công. Hoạt động này đóng vai trò cửa ngõ để kết nối thuận tiện với các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng, tài chính khác như: tiền gửi, tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm, quản lý tài chính cá nhân… và cả những dịch vụ ngoài ngân hàng như: gọi xe, vé xem phim, đặt nhà hàng, vé máy bay, tour du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ công… Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế số hiện nay cũng thúc đẩy thương mại và dịch vụ điện tử, chính quyền điện tử, thuế và hải quan điện tử, kết nối hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi với chi phí tối thiểu giữa các doanh nghiệp, người dân và cơ quan cung ứng dịch vụ công. Do đó, từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các Bộ, ngành có liên quan, đến các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung, các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng, và các tổ chức trung gian thanh toán đã chủ động triển khai các biện pháp, từ xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, đầu tư phát triển công nghệ, tăng cường đào tạo cán bộ. Các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ công chủ động, tự giác sẵn sàng kết nối cổng thanh toán điện tử với các NHTM và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chính quyền nhiều địa phương cũng chủ động vào cuộc, triển khai tại các chợ ở địa phương, trên cơ sở đó tạo hiệu ứng lan tỏa sang các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội. 3. Thực trạng triển khai biện pháp phát triển thanh toán điện tử trong quá trình chuyển sang nền kinh tế số 3.1. Khảo sát kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên về triển khai Chợ 4.0 Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chủ động phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số trong dân cư, đang thu hút được sự ủng hộ tự giác của đông đảo người dân, do tính tiện lợi trong giao dịch, là một ví dụ điển hình. Từ cuối tháng 4/2022, tỉnh Thái Nguyên đã thí điểm triển khai mô hình “Chợ 4.0” tại chợ trung tâm huyện Đại Từ. Đây là khu chợ đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên trở thành “khu chợ công nghệ số” với nền tảng là Mobile Money. Đây là dịch vụ cho phép người dân mua bán, chuyển tiền, thanh toán không ...

Tài liệu được xem nhiều: