Bài viết "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam, cần quan tâm đến một số vấn đề như thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng, bổ sung các quy định về công bố thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA
'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG'
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP Việt Nam
ThS. Trần Thị Thu Hiền1
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Trái phiếu là công cụ nợ quan trọng, giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi ích
trong việc huy động vốn dài hạn. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chính
thức hình thành vào năm 2000. Trải qua gần 20 năm, quy mô của thị trường TPDN Việt
Nam còn tương đối nhỏ bé, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Để thúc đẩy sự
phát triển của thị trường TPDN Việt Nam, cần quan tâm đến một số vấn đề như thành
lập các tổ chức xếp hạng tín dụng, bổ sung các quy định về công bố thông tin, nâng cấp
cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ.
Từ khóa: trái phiếu doanh nghiệp, phát hành, giao dịch, huy động vốn
1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Một
trong các chiến lược thực hiện mục tiêu đó là phát triển thị trường chứng khoán (TTCK),
bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu – trong đó có thị trường trái phiếu
doanh nghiệp (TPDN). Có hai phương thức huy động nguồn vốn trung và dài hạn tại
các doanh nghiệp: thông qua các trung gian tài chính và thông qua TTCK. Ở phương
thức thứ nhất, doanh nghiệp vay vốn từ các Ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ
chức tín dụng khác. Ở phương thức thứ hai, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái
phiếu cho các nhà đầu tư. Mỗi phương thức huy động vốn đều có ưu và nhược điểm
riêng biệt. Tuy nhiên, tài trợ bằng trái phiều là hình thức huy động vốn có nhiều ưu điểm
vượt trội hơn những hình thức huy động vốn dài hạn khác.
Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) phát triển rất sớm, gắn liền với bội chi
ngân sách quốc gia, trong khi thị trường TPDN phát triển chậm hơn, bởi vì người dân
muốn an toàn đã chọn gửi tiết kiệm tại những NHTM có uy tín. Tại châu Á, cuộc khủng
hoảng tài chính năm 1997 đã ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế
1
Email của tác giả: tranhien@neu.edu.vn
363
Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA
'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG'
giới. Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này là do nền kinh tế
của châu Á quá phụ thuộc vào vốn vay NHTM (Bhattacharyay, 2013). Bài học được rút
ra sau cuộc khủng hoảng đó là các quốc gia trong khu vực cần đa dạng hóa các hình thức
huy động vốn, hướng tới giảm phụ thuộc quá lớn của doanh nghiệp vào nguồn vốn vay
ngân hàng.
Trong khu vực châu Á, một số quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển rất sớm
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Một số thị trường mới phát triển khác nhưng
cũng có tốc độ tương đối nhanh như Malaysia hay Thái Lan. Đặc biệt, thị trường TPDN
Trung Quốc mới bắt đầu hình thành từ năm 1998 với quy mô chưa đến 1 tỷ đô la Mỹ.
Nhưng chỉ sau gần 20 năm, quy mô của nó đã đạt hơn 2 nghìn tỷ đô la Mỹ (Hình 1).
(Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Asianbonsonline.adb.org)
Hình 1: Quy mô thị trường TPDN một số nước Châu Á giai đoạn 2010 - 2016
Thị trường trái phiếu Việt Nam bắt đầu được xác lập từ những năm 90 bằng việc
Chính phủ ban hành những văn bản luật đầu tiên về phát hành trái phiếu. Đến năm
2000, khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đi vào hoạt động thì thị
trường trái phiếu chính thức được hình thành. Trải qua hơn 15 năm, quy mô thị trường
tăng trưởng khả quan, giai đoạn 2014 - 2016 đạt trên 40 tỷ USD, tăng gần gấp đôi thời kỳ
364
Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA
'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG'
2010 - 2013. Tuy nhiên, về cơ cấu, trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so
với trái phiếu doanh nghiệp, chiếm khoảng 95% tổng quy mô (Hình 2).
(Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Asianbonsonline.adb.org)
Hình 2: Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2005 - 2016
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn vay NHTM, làm
tăng rủi ro cho hệ thống tài chính do các NHTM sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho
vay dài hạn, và cho vay với tỷ lệ cao trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn trung, dài hạn từ
NHTM, tuy nhiên càng khó khăn hơn khi phát hành trái phiếu.
TPDN tại Việt Nam bắt đầu được phát hành từ năm 2005. Quy mô phát hành tính
đến hết năm 2016 vào khoảng 2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 1,02% GDP cả nước. Thị trường sơ
cấp chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như Vingroup (VIC), Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) hay một số NHTM lớn. Tính đến nay đã có 224 TPDN được phát
hành, bao gồm 89 trái phiếu chuyển đổi và 135 trái phiếu thông thường. Trong đó, các
doanh nghiệp chủ yếu phát hành cho các cổ đông hiện hữu dưới dạng trái phiếu chuyển
đổi hoặc phát hành riêng lẻ cho một số đối tác nhất định. Vì thế, các nhà đầu tư thường
nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn. Kết quả là thị trường thứ cấp hầu như không có giao
365
Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA
'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG'
dịch. ...