Danh mục

Phát Triển Thương Hiệu – Quảng Bá Thương Hiệu - Kỹ Năng Marketing

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.76 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những bước đầu tiên để tạo lập thương hiệu: Cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu là cung cấp cho khách hàng các lợi ích mà họ thực sự cần dựa vào các điểm mạnh của bạn cho phép bạn mang lại các lợi ích mà khách hàng cần tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu là nghĩ về lợi thế cạnh tranh của bạn và giá trị mà bạn tin tưởng với tư cách là một doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát Triển Thương Hiệu – Quảng Bá Thương Hiệu - Kỹ Năng Marketing Phát Triển Thương Hiệu – Quảng Bá Thương Hiệu - Kỹ Năng Marketing Bài viết chia sẻ các bước để tạo lập thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu đó tới khách hàng tiềm năng nhằm bán hàng hiệu quả, tăng doanh thu tối đa… 1. Những bước đầu tiên để tạo lập thương hiệu 2. Khách hàng muốn gì 3. Xây dựng thương hiệu 4. Quản lý thương hiệu 5. Cách nhìn của khách hàng 6. Đánh giá lại thương hiệu 7. Cơ hội phát triển 8. Lập dự toán xây dựng thương hiệu 9. Những điều nên làm khi xây dựng thương hiệu 1. Những bước đầu tiên để tạo lập thương hiệu Cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu là cung cấp cho khách hàng các lợi ích mà họ thực sự cần dựa vào các điểm mạnh của bạn cho phép bạn mang lại các lợi ích mà khách hàng cần tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu là nghĩ về lợi thế cạnh tranh của bạn và giá trị mà bạn tin tưởng với tư cách là một doanh nghiệp. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng việc xem xét các điểm mạnh riêng biệt như sự vượt trội về khả năng tài chính, dịch vụ khách hàng chất lượng cao hoặc đưa ra các giải pháp sáng tao nhất trên thị trường. Điều quan trọng là bạn phải bảo đảm rằng bạn có thể luôn luôn cung cấp những gì thuộc về lợi thế cạnh tranh của bạn, còn được gọi là “giá trị thương hiệu” thực sự được khách hàng coi trọng. 2. Khách hàng muốn gì Những giá trị thương hiệu của bạn phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bạn phải nghĩ đến những nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức của khách hàng và quyết định mua sắm của họ. Thông thường khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả hoặc hay vận hành của sản phẩm. Bạn nên hỏi khách hàng hiện tại xem rằng họ thích điều gì khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cũng có thể cố gắng tìm hiểu được điều mà khách hàng mong đợi khi đưa ra quyết định mua hàng để có được thông tin hữu ích nhằm phát triển doanh nghiệp cũng như thương hiệu hơn nữa. Nếu các giá trị thương hiệu giống với điều mà khách hàng mong đợi khi mua sản phẩm thuộc loại mà bạn cung cấp bạn thì có thể dùng các giá trị thương hiệu đó để xây dựng và củng cố thương hiệu của mình. Trong trường hợp khác khi các giá trị thương hiệu mà bạn cung cấp không được khách hàng đánh giá cao, bạn nên kiểm tra liệu các lợi ích mà công ty cung cấp có phải là thứ khách hàng muốn hoặc liệu bạn có hướng tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu không. Ví dụ, một quán cà phê cung cấp cho khách hàng các giá trị thương hiệu như môi trường sôi nổi, nhưng những giá trị đó không được khách hàng đánh giá cao vì họ chủ yếu là các nhân viên văn phòng muốn có không gian yên tĩnh để bàn chuyện làm ăn. 3. Xây dựng thương hiệu Sau khi xác định được các giá trị thương hiệu và biết được mong muốn của khách hàng từ các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cần phải nhất quán khi cung cấp các giá trị thương hiệu cho khách hàng. Nên chú ý tới những điểm tiếp xúc với khách hàng có thể được tận dụng để nâng cao giá trị thương hiệu của bạn. Những điểm tiếp xúc bao gồm:  Tên doanh nghiệp  Tên sản phẩm hoặc dịch vụ  Vị trí hoặc các khẩu hiệu quảng cáo  Biểu trưng của doanh nghiệp  Văn phòng phẩm như tài liệu giới thiệu doanh nghiệo, danh thiếp, tiêu để thư, tiêu đề fax  Trang web và địa chỉ thư điện tử của doanh nghiệp  Bao bì  Văn phòng hoặc trụ sở  Phương tiện truyền thông mà bạn quảng cáo trên đó  Kiểu thông điệp quảng cáo của bạn  Địa chỉ của bạn và của các nhân viên, đặc biệt là những người thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Thương hiệu của bạn sẽ được củng cố nếu tất cả các yếu tố trên đều thống nhất với các giá trị thương hiệu. Nếu có một số điểm không thống nhất với giá trị thương hiệu thì thương hiệu có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Mỗi thương hiệu nhằm đưa ra cam kết tới khách hàng và nếu những cam kết này không thực hiện được thì số khách hàng sẵn sàng mua hàng của bạn sẽ giảm đáng kể. Ví dụ, giá trị thương hiệu của Trung Nguyen Cafe là “khơi nguồn của sáng tạo”. Nhưng gần đây thương hiệu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự không thống nhất về giá cả, địa điểm cũng như cách phục vụ khách của các nhân viên. 4. Quản lý thương hiệu Để quản lý thương hiệu bạn cần bố trí một người chịu trách nhiệm về thương hiệu. Bạn cũng có thể tự làm điều đó hoặc ủy nhiệm cho một nhân viên. Đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong quản lý thương hiệu vì thái độ và hành vi của họ sẽ tác động mạnh mẽ tới nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Bạn không thể yêu cầu nhân viên khuếch trương các giá trị của thương hiệu nếu họ không hiểu rõ về những giá trị đó và không tin vào chúng. Do đó, phải tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên phải tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra một kế hoạch cho họ để đưa ra các ý tưởng, hoặc thường xuyên dành thời gian để nói chuyện với họ về thương hiệu của bạn và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Bạn nên liên tục củng cố ...

Tài liệu được xem nhiều: