Danh mục

Phép châm điều trị (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cảm giác khi châm và hiệu quả trị liệu Khi châm kim vào da tới một độ sâu nhất định, bệnh nhân có thể có cảm giác đau nhẹ, hơi căng tức hoặc tê bì. Người xưa thường gọi là hiện tượng “đắc khí”. Cảm giác thay đổi tuỳ theo thể trạng bệnh nhân, vị trí huyệt, độ sâu cũng như hướng châm kim. Thông thường, những huyệt ở mặt gây ra cảm giác căng, còn những huyệt tại nơi dày cơ thì có thể gây cảm giac đau tức; chỉ trên những huyệt ở gan tay, gan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phép châm điều trị (Kỳ 3) Phép châm điều trị (Kỳ 3) 4. Cảm giác khi châm và hiệu quả trị liệu Khi châm kim vào da tới một độ sâu nhất định, bệnh nhân có thể có cảmgiác đau nhẹ, hơi căng tức hoặc tê bì. Người xưa thường gọi là hiện tượng “đắckhí”. Cảm giác thay đổi tuỳ theo thể trạng bệnh nhân, vị trí huyệt, độ sâu cũng nhưhướng châm kim. Thông thường, những huyệt ở mặt gây ra cảm giác căng, còn những huyệttại nơi dày cơ thì có thể gây cảm giac đau tức; chỉ trên những huyệt ở gan tay, ganchân, và các đầu ngón mới có cảm giác đau thực sự. Châm những huyệt ở chi, cóthể gây nên cảm giác như điện giật, lan toả đi xa. Hiệu lực điều trị có quan hệ chặt chẽ với cảm giác khi châm. Thôngthường, nếu cảm giác như vậy diễn ra nhanh chóng và điều khiển dễ dàng thìk ếtquả xem như đạt yêu cầu, và ngược lại. (Điều này không áp dụng cho những huyệtmà, do vị trí của chúng, không có hiện tượng cảm ứng gì cả). Cảm giác khi châmtuỳ thuộc không những ở thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý của họ, mà cònliên quan chặt chẽ với thao tác của thầy thuốc. Bệnh nhân có cảm giác thoải máikhi thầy thuốc thao tác một cách khéo léo và xác định chính xác huyệt vị. Để nângcao hiệu quả điều trị, thầy thuốc cần quan sát kỹ những cảm giác này trên thực tiễnlâm sàng. Trên lâm sàng mức độ kích thích không những tuỳ thuộc vào thao tác mạnhhay yếu, mà chủ yếu còn tuỳ thuộc ở phản ứng của bệnh nhân khi châm kim. Vìthế, căn bản cần phân tích cụ thể những điều kiện riêng biệt. Thí dụ, có khi ngườithầy thuốc nghĩ rằng mình thao tác châm kim như thế đã là mạnh, song bệnh nhânlại chỉ cảm thấy nhẹ nhàng, trong khi đó một thao tác nhẹ nhàng thì lại có thể gâyra một phản ứng mạnh ở bệnh nhân. Cho nên, muốn xét xem kích thích mạnh hayyếu thì phản ứng của bệnh nhân cũng như thao tác của thầy thuốc cần được chú ýcả hai. 5. Hướng kim và độ sâu của kim 1- Hướng kim Khi kim đã xuyên vào da, nó tạo thành một góc với mặt da. Mức độ củagóc phụ thuộc vào vị trí huyệt và bệnh trạng đang được điều trị. Phần chi tiết sẽđược nêu trong phần huyệt vị ở chương III song những nguyên tắc chung củahướng kim như sau: a- Châm thẳng: Nghĩa là, mũi kim xuyên qua da theo chiều thẳng đứng.Phương pháp này áp dụng cho những huyệt vị ở vùng cơ dày hoặc những nơi đượcchỉ định châm sâu, như ở tứ chi, bụng, vùng thắt lưng. b- Châm xiên: Mũi kim tạo thành một góc xấp xỉ 450 với mặt da. Chủ yếudùng cho những vị trí huyệt ở vùng ngực và lưng có quan hệ với các phủ tạng,hoặc cho một số khu vực đặc biệt như huyệt Liệt khuyết chẳng hạn. c- Châm ngang: Kim châm nằm là là mặt da, tạo thành một góc khoảng 150.Phương pháp này thường dùng cho những huyệt ở mặt và đầu, có lớp cơ mỏng.Dùng phương pháp này để châm nông xuyên qua hai hoặc nhiều huyệt bằng mộtkim, hoặc châm những huyệt ở ngực và lưng càng thích hợp, vì lẽ không đượcchâm sâu vào những huyệt này. 2- Độ sâu của kim Không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào quy định độ sâu của kim. Thông thường,độ sâu phụ thuộc vào mức độ cảm giác thực tế của bệnh nhân. Sau đây là một sốnguyên tắc chung. a- Các huyệt ở tứ chi: có thể châm sâu theo mức dày của cơ, thực tế còn cóthể cdhâm xuyên cơ qua huyệt khác. Huyệt Nội quan có thể châm sâu từ 0,5 đến1,5 tấc, huyệt Túc Tam lý có thể châm sâu 1 – 2 tấc. b- Vùng bụng và vùng thắt lưng – cùng: Nói chung, có thể cdhâm sâu 1 – 2tấc ở những vùng này, vì các cơ khá dày. Tuy nhiên những huyệt ở bụng trên thìkhông được châm quá sâu. c- Vùng ngực và lưng: Cơ ở những vùng này không mỏng và có các nộitạng quan trọng như tim, phổi, gan, lách có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế nênchâm mông, nhất là nên châm xiên hoặc châm ngang kim. Những huyệt nằm dọccột sống thì có thể châm thẳng hay châm xiên ở đường giữa, sâu độ 1 – 1,5 tấc. d- Vùng đầu và mặt: Các huyệt nằm ở vùng này cần châm nông, châm xiểnhoặc châm ngang kim, vì cơ thường mỏng. Để tránh các tai biến có thể xảy ra, cầnhết sức chú ý đến độ sâu khi châm những huyệt ở vùng mắt và những huyệt ở saugáy như Phong phủ. Á môn, Thiên trụ, vì chúng ở vào nơi hiểm yếu. Những nguyên tắc trên nói chung được áp dụng cho người lớn. Đối với trẻem, độ sâu của kim sẽ giảm bớt. Mặt khác, độ sâu của kim và thể trạng bệnh nhâncũng có mối quan hệ mật thiết. Chẳng hạn, châm huyệt Trung quản, có thể gâyđược kích thích mạnh khi kim sâu 0,5 tấc ở một bệnh nhân gầy. Mặt khác, ở ngườibéo, châm sâu khoảng 2 tấc mới có thể có cảm giác. Trên lâm sàng, cần phải phântích tỉ mỉ đối với từng bệnh nhân. Nguyên tắc chung là phải điều khiển chính xác độ sâu khi châm vào nhữnghuyệt liên quan đến các phủ tạng quan trọng và các mạch máu lớn. Thầy thuốc cầnnắm vững vị trí của những huyệt liên quan với giải phẫu định khu. Cần theo dõichặt chẽ bệnh nhân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: