Danh mục

Phì đại tuyến tiền liệt: Bệnh phổ biến ở nam giới lớn tuổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.28 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục ở nam giới, có nhiệm vụ tiết ra tinh dịch. Tuyến nằm ngay dưới bàng quang và sát mặt trước trực tràng. Từ tuổi 50, tuyến tiền liệt bắt đầu to dần. Tình trạng này gọi là phì đại tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt to lên, mô tuyến chèn ép vào niệu đạo làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn. Phì đại tuyến tiền liệt có thể xảy ra cùng lúc với ung thư tuyến tiền liệt nhưng phì đại không bao giờ biến thành ung thư,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phì đại tuyến tiền liệt: Bệnh phổ biến ở nam giới lớn tuổi Phì đại tuyến tiền liệt: Bệnh phổ biến ở nam giới lớn tuổi Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục ở nam giới, có nhiệm vụ tiết ratinh dịch. Tuyến nằm ngay dưới bàng quang và sát mặt trước trực tràng. Từtuổi 50, tuyến tiền liệt bắt đầu to dần. Tình trạng này gọi là phì đại tuyến tiềnliệt. Khi tuyến tiền liệt to lên, môtuyến chèn ép vào niệu đạo làm choviệc đi tiểu trở nên khó khăn. Phì đạituyến tiền liệt có thể xảy ra cùng lúcvới ung thư tuyến tiền liệt nhưng phì đại không bao giờ biến thành ung thư, đó làhai bệnh lý hoàn toàn riêng biệt. Triệu chứng Khoảng 60% nam giới tuổi 60 và 90% lứa tuổi từ 70 đến 80 có các triệuchứng sau đây, cần đi khám ở các phòng khám chuyên khoa tiết niệu. Tiểu phải rặn khởi động, tiểu ngắt quãng, tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểugấp, tiểu són, tiểu nhỏ giọt cuối dòng, cảm giác tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểuđêm, bí tiểu. Kích thước của phì đại tuyến tiền liệt không ảnh hưởng đến mức độ rối loạntiểu. Có những bệnh nhân tuyến tiền liệt phì đại rất to nhưng ít bị rối loạn đi tiểu.Trái lại, có những bệnh nhân tuyến tiền liệt phì đại vừa phải nhưng đi tiểu lại rấtkhó. Độ nặng nhẹ của các triệu chứng rối loạn đi tiểu tùy thuộc vào mức độ chènép niệu đạo chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào độ lớn của phì đại tuyến tiền liệt. Chuẩn đoán bệnh bằng cách: - Khám phá tuyến tiền liệt bằng ngón tay qua trực tràng để đánh giá độ lớncủa tuyến và phát hiện những bất thường nghi ngờ ác tính. - Định lượng PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt) trong máu.PSA là một protein do tế bào tuyết tiền liệt sản xuất, có trị số bình thường dưới4ng (nanogram/mL). Khi ung thư tuyến tiền liệt, PSA thường tăng cao. Tuy nhiên,không phải tất cả mọi trường hợp tăng PSA đều do ung thư tuyến tiền liệt. Hiệnnay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác trị số PSA nào là đặctrưng cho ung thư tuyến tiền liệt. - Siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng. Nếu kết quả khám tuyến tiền liệt vàđịnh lượng PSA có bất thường, bệnh nhân được làm siêu âm tuyến tiền liệt quatrực tràng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ sinh thiết tuyến tiền liệt để pháthiện ung thư. Tháng 4 năm 2005, Bệnh viện ĐHYD sẽ đưa vào hoạt động hệthống sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm để tăngcường khả năng phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt (hiện tại ở Việt Nam chưacó kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng dưới hướng dẫn của siêuâm). - Đo lưu lượng dòng nước tiểu, thể tích nước tiểu tồn lưu và soi bàngquang trong những trường hợp khó chuẩn đoán. Điều trị - Khi các triệu chứng rối loạn đi tiểu còn nhẹ, chưa ảnh hưởng đến cuộcsống của bệnh nhân. Không cần điều trị chuyên biệt, chỉ cần tuân theo các nguyêntắc sau: - Hạn chế dùng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, thức ăn cay… - Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày nhưng giảm trọng lượng nước uốngsau 19 giờ. - Điều trị táo bón và nhiễm trùng tiểu. - Không nên đứng quá lâu và nhịn tiểu quá lâu. - Tái khám mỗi 6 tháng. - Khi các triệu chứng rối loạn đi tiểu ở mức độ trung bình, ảnh hưởng ítnhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, cần điều trị bằng thuốc: Hai loại thuốc chủ yếu đang dùng rộng rãi hiện nay là thuốc chẹn thụ thểalpha và thuốc ức chế men 5- alpha reductase. Các thuốc này đều có những tácdụng phụ nhất định nên phải theo hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩchuyên khoa Tiết Niệu. - Khi các triệu chứng rối loạn đi tiểu ở mức độ nặng, ảnh hưởng nhiều đếncuộc sống của bệnh nhân hoặc khi điều trị nội khoa thất bại. Can thiệp ngoạikhoa. Mổ mở bóc tuyến tiền liệt. Hiện nay biện pháp điều trị này chỉ còn ápdụng rất hạn chế trong những trường hợp phì đại tuyến tiền liệt quá lớn hoặc khibệnh nhân có kèm theo sỏi lớn ở bàng quang, túi ngách lớn ở bàng quang. Cắt tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo. Là biện pháp điều trị ngoại khoahiệu quả nhất, đang được áp dụng trong gần 90% trường hợp phì đại tuyến tiền liệtcần can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật này nhẹ nhàng và bệnh nhân hoàn toànkhông có vết mổ trên bụng. Một số biện pháp can thiệp ít xâm hại khác như bốc hơi tuyến tiền liệtbằng kim, bốc hơi bằng laser. Hiệu quả kém hơn cắt tuyến tiền liệt qua nội soiniệu đạo. Chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân có thể trạng quá yếu. Tóm lại, phì đại tuyến tiền liệt là một rối loạn thường gặp ở nam giới lớntuổi. Đây là bệnh lành tính và dễ điều trị. Điều đáng sợ nhất là ung thư tuyến tiềnliệt có thể xảy ra đồng thời với phì đại tuyến tiền liệt. Để phát hiện sớm ung thưtuyến tiền liệt, từ tuổi 50, nam giới nên kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt ít nhấtmỗi năm một lần. ...

Tài liệu được xem nhiều: