Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không gian văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà Nội
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 157.48 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phố Đinh Tiên Hoàng nằm ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm được nhiều nhà sử học, nhà văn coi là một trong vài địa điểm hội tụ khí thiêng ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội. Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hình thành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian văn hóa để lại cho mai sau. Một trong những con phố gắn với không gian văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không gian văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà Nội Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không gian văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà NộiPhố Đinh Tiên Hoàng nằm ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm được nhiều nhà sử học, nhàvăn coi là một trong vài địa điểm hội tụ khí thiêng ngàn năm của Thăng Long – HàNội.Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hìnhthành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian vănhóa để lại cho mai sau. Một trong những con phố gắn với không gian văn hóa Thủ đôngàn năm văn hiến là phố Đinh Tiên Hoàng. Phố Đinh Tiên Hoàng chỉ dài khoảng 900m,khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như: Trụ sởUBND TP Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân,quảng trường Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩaThục (nơi gặp nau của các phố: Lê Thái Tổ – Cầu Gỗ – Hàng Gai – Hàng Đào). ThờiPháp, phố có tên là đại lộ Francis Garnier.Năm 1945, Đốc lý Hà Nội – bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi tên Francis Garnier thành ĐinhTiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị Hoàng đế có công chấm dứt nạn cát cứ, thống nhất đấtnước hồi thế kỷ thứ X – Đinh Bộ Lĩnh. Tương truyền, đức Lý Thái Tổ sau khi định đô ởThăng Long vãn cảnh nơi đây thấy một hồ nước trong xanh, có ngôi chùa cổ giữa hồ tạophong cảnh nên thơ, bèn đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng. Đến đời nhà Trần,đền đổi tên là Ngọc Sơn.Vào thời nhà Lê, khoảng năm 1428, sau khi lên ngôi, Thái tổ Lê Lợi cùng đoàn thuyềnngự đi từ sông Hồng, rẽ vào hồ, trả gươm cho Rùa thần. Từ đó hồ Lục Thủy trên đất thônTả Vọng được đặt tên là Hoàn Kiếm, hay còn gọi hồ Gươm. Như là một sự trùng hợp lịchsử, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm1945, đã từng nhiều lần qua tuyến phố thiêng này đón xuân với nhân dân và thăm nhữngngười lao động tại Bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ…Trải qua bao năm tháng với nhiều triều đại, kinh thành Thăng Long có nhiều tên gọi:Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh và Hà Nội. Nhiều đền chùa lớn và công trình kiến trúctiêu biểu đã được người xưa xây dựng trên rẻo đất phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Đền BàKiệu thờ Mẫu Liễu Hạnh, dựng gần đối diện với đền Ngọc Sơn từ thời Lê Thần Tông thếkỷ XVII; tiếp đến là chùa Báo Ân, còn gọi là Quan Thượng, dựng năm 1842, khi đó làngôi chùa to và đẹp vào bậc nhất của kinh thành.Kế đó vào năm 1865, đời Vua Tự Đức thứ 18, Phương đình Nguyễn Văn Siêu một ngườigiỏi văn chương được người đương thời phong là “Thần Siêu” đến đây xây dựng cổngđền Ngọc Sơn và đài Nghiên, tháp Bút. Và những biểu tượng hùng hồn cho khí phách củakẻ sĩ Thăng Long vẫn trường tồn cho đến ngày nay bên phố Đinh Tiên Hoàng.Năm 1888 người Pháp thành lập thành phố Hà Nội và bắt đầu mở rộng ra phía ĐôngNam với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố lớn ở Việt Nam, hội đủ cáctiêu chí một đô thị châu Âu để xứng đáng là thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộcPháp. Do đó khi quy hoạch xây khu phố mới với kiến trúc châu Âu bên cạnh khu phố cổ,họ xác định khu vực hồ Hoàn Kiếm là trung tâm Hà Nội.Thực hiện phương châm giao thông đi trước, hàng loạt đường phố xung quanh khu vựchồ được xây dựng. Để làm đường lớn đi ven hồ, người Pháp đã mở đường cắt ngang đềnvà cổng tam quan đền Bà Kiệu. Đó chính là đường phố Đinh Tiên Hoàng bây giờ. Rồiđường mới tiếp tục mở xuyên qua khu vực chùa Báo Ân. Dấu tích của ngôi chùa còn lạicho đến ngày nay là tháp Hòa Phong, nằm trên rẻo đất bên hồ. Nhìn chênh chếch sangphía bên kia đường Đinh Tiên Hoàng là Bưu điện Hà Nội.Từ phố Đinh Tiên Hoàng, thời đó đã có hàng loạt tuyến đường được người Pháp mở theohình bàn cờ như Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần HưngĐạo, Hàng Bài, Tràng Thi… làm cơ sở để bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúcmang dáng dấp châu Âu. Năm 1883, trên phố Đinh Tiên Hoàng mọc lên Tòa Đốc lý, naylà UBND thành phố Hà Nội, rồi vườn hoa Paul Bert, bây giờ là vườn hoa Lý Thái Tổ,nhà Kèn hình bát giác…Đến năm 1884 nhà bưu điện đầu tiên được xây dựng, năm 1901 tòa nhà chính Bưu điệnBờ Hồ trên nền của chùa Báo Ân hoàn thành. Tiếp đến là Nhà máy Đèn Bờ Hồ nằm phíabên phải Tòa Đốc lý. Năm 1900 bến xe điện Bờ Hồ được xây dựng, năm 1906 thì hoànthành tuyến xe điện từ Bờ Hồ đi chợ Mơ, chạy qua phố Đinh Tiên Hoàng.Là trung tâm hành chính, văn hóa – xã hội của Thủ đô, phố Đinh Tiên Hoàng chứng kiếnrất nhiều những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và Hà Nội. Đó là vào sáng sớmngày 10/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rời trại Bảo an binh qua phố Đinh TiênHoàng để rút quân qua cầu Long Biên. Ngay sau đó nhân dân đã ùa ra đây đón đoàn quânchiến thắng từ các ngả tiến vào tiếp quản Thủ đô. Hơn 30 năm sau, trưa 30/4/1975, nhândân Hà Nội lại hân hoan đổ về hồ Gươm, chen chật phố Đinh Tiên Hoàng, trước UBNDTP, vườn hoa Chí Linh, đền Ngọc Sơn, bến xe điện… náo nức nghe tin giải phóng SàiGòn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không gian văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà Nội Phố Đinh Tiên Hoàng – Nơi không gian văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà NộiPhố Đinh Tiên Hoàng nằm ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm được nhiều nhà sử học, nhàvăn coi là một trong vài địa điểm hội tụ khí thiêng ngàn năm của Thăng Long – HàNội.Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hìnhthành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian vănhóa để lại cho mai sau. Một trong những con phố gắn với không gian văn hóa Thủ đôngàn năm văn hiến là phố Đinh Tiên Hoàng. Phố Đinh Tiên Hoàng chỉ dài khoảng 900m,khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như: Trụ sởUBND TP Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân,quảng trường Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩaThục (nơi gặp nau của các phố: Lê Thái Tổ – Cầu Gỗ – Hàng Gai – Hàng Đào). ThờiPháp, phố có tên là đại lộ Francis Garnier.Năm 1945, Đốc lý Hà Nội – bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi tên Francis Garnier thành ĐinhTiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị Hoàng đế có công chấm dứt nạn cát cứ, thống nhất đấtnước hồi thế kỷ thứ X – Đinh Bộ Lĩnh. Tương truyền, đức Lý Thái Tổ sau khi định đô ởThăng Long vãn cảnh nơi đây thấy một hồ nước trong xanh, có ngôi chùa cổ giữa hồ tạophong cảnh nên thơ, bèn đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng. Đến đời nhà Trần,đền đổi tên là Ngọc Sơn.Vào thời nhà Lê, khoảng năm 1428, sau khi lên ngôi, Thái tổ Lê Lợi cùng đoàn thuyềnngự đi từ sông Hồng, rẽ vào hồ, trả gươm cho Rùa thần. Từ đó hồ Lục Thủy trên đất thônTả Vọng được đặt tên là Hoàn Kiếm, hay còn gọi hồ Gươm. Như là một sự trùng hợp lịchsử, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm1945, đã từng nhiều lần qua tuyến phố thiêng này đón xuân với nhân dân và thăm nhữngngười lao động tại Bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ…Trải qua bao năm tháng với nhiều triều đại, kinh thành Thăng Long có nhiều tên gọi:Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh và Hà Nội. Nhiều đền chùa lớn và công trình kiến trúctiêu biểu đã được người xưa xây dựng trên rẻo đất phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Đền BàKiệu thờ Mẫu Liễu Hạnh, dựng gần đối diện với đền Ngọc Sơn từ thời Lê Thần Tông thếkỷ XVII; tiếp đến là chùa Báo Ân, còn gọi là Quan Thượng, dựng năm 1842, khi đó làngôi chùa to và đẹp vào bậc nhất của kinh thành.Kế đó vào năm 1865, đời Vua Tự Đức thứ 18, Phương đình Nguyễn Văn Siêu một ngườigiỏi văn chương được người đương thời phong là “Thần Siêu” đến đây xây dựng cổngđền Ngọc Sơn và đài Nghiên, tháp Bút. Và những biểu tượng hùng hồn cho khí phách củakẻ sĩ Thăng Long vẫn trường tồn cho đến ngày nay bên phố Đinh Tiên Hoàng.Năm 1888 người Pháp thành lập thành phố Hà Nội và bắt đầu mở rộng ra phía ĐôngNam với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố lớn ở Việt Nam, hội đủ cáctiêu chí một đô thị châu Âu để xứng đáng là thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộcPháp. Do đó khi quy hoạch xây khu phố mới với kiến trúc châu Âu bên cạnh khu phố cổ,họ xác định khu vực hồ Hoàn Kiếm là trung tâm Hà Nội.Thực hiện phương châm giao thông đi trước, hàng loạt đường phố xung quanh khu vựchồ được xây dựng. Để làm đường lớn đi ven hồ, người Pháp đã mở đường cắt ngang đềnvà cổng tam quan đền Bà Kiệu. Đó chính là đường phố Đinh Tiên Hoàng bây giờ. Rồiđường mới tiếp tục mở xuyên qua khu vực chùa Báo Ân. Dấu tích của ngôi chùa còn lạicho đến ngày nay là tháp Hòa Phong, nằm trên rẻo đất bên hồ. Nhìn chênh chếch sangphía bên kia đường Đinh Tiên Hoàng là Bưu điện Hà Nội.Từ phố Đinh Tiên Hoàng, thời đó đã có hàng loạt tuyến đường được người Pháp mở theohình bàn cờ như Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần HưngĐạo, Hàng Bài, Tràng Thi… làm cơ sở để bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúcmang dáng dấp châu Âu. Năm 1883, trên phố Đinh Tiên Hoàng mọc lên Tòa Đốc lý, naylà UBND thành phố Hà Nội, rồi vườn hoa Paul Bert, bây giờ là vườn hoa Lý Thái Tổ,nhà Kèn hình bát giác…Đến năm 1884 nhà bưu điện đầu tiên được xây dựng, năm 1901 tòa nhà chính Bưu điệnBờ Hồ trên nền của chùa Báo Ân hoàn thành. Tiếp đến là Nhà máy Đèn Bờ Hồ nằm phíabên phải Tòa Đốc lý. Năm 1900 bến xe điện Bờ Hồ được xây dựng, năm 1906 thì hoànthành tuyến xe điện từ Bờ Hồ đi chợ Mơ, chạy qua phố Đinh Tiên Hoàng.Là trung tâm hành chính, văn hóa – xã hội của Thủ đô, phố Đinh Tiên Hoàng chứng kiếnrất nhiều những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và Hà Nội. Đó là vào sáng sớmngày 10/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rời trại Bảo an binh qua phố Đinh TiênHoàng để rút quân qua cầu Long Biên. Ngay sau đó nhân dân đã ùa ra đây đón đoàn quânchiến thắng từ các ngả tiến vào tiếp quản Thủ đô. Hơn 30 năm sau, trưa 30/4/1975, nhândân Hà Nội lại hân hoan đổ về hồ Gươm, chen chật phố Đinh Tiên Hoàng, trước UBNDTP, vườn hoa Chí Linh, đền Ngọc Sơn, bến xe điện… náo nức nghe tin giải phóng SàiGòn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phố Đinh Tiên Hoàng địa danh việt nam địa lý việt nam địa danh lịch sử du lịch việt nam địa danh nổi tiếngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 327 2 0 -
10 trang 91 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 85 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 57 0 0 -
15 trang 56 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 56 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 46 0 0 -
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 46 0 0 -
5 trang 45 0 0
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 43 0 0