Để tiếp bước các bác chịu khó viết bài cho anh em, tôi xin đóng góp thêm một chút kiến thức sưu tập được về sự phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh. Vì bài viết hơi dài nên tôi xin post từng phần khi có thời gian, các bác có thấy sai sót trong bài viết xin chân thành góp ý để tôi có thể hoàn thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 . Ngôn ngữ của màu sắc
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh
Phần 1 Ngôn ngữ của màu sắc
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1: Ngôn ngữ của
màu sắc
Để tiếp bước các bác chịu khó viết bài cho anh em, tôi xin đóng góp
thêm một chút kiến thức sưu tập được về sự phối hợp màu sắc trong
nhiếp ảnh. Vì bài viết hơi dài nên tôi xin post từng phần khi có thời gian,
các bác có thấy sai sót trong bài viết xin chân thành góp ý để tôi có thể
hoàn thiện.
Bài viết và hình ảnh chủ yếu lấy ra từ cuốn sách Photographie
numérique: La couleur (The digital photography expert, colour) của tác giả
Micheal Freeman, cộng với một chút kiến thức của bản thân còn rơi rớt lại
từ hồi đi học. Các kiến thức này chủ yếu mượn từ hội họa nên bác nào
học từ trường mỹ thuật ra rất rành.
Phần 1: Ngôn ngữ của màu sắc (một vài khái niệm cơ bản)
- Các mô hình (modèles) màu sắc
Các mô hình thể hiện màu sắc đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng
một mô hình thực sự đi từ nghiên cứu khoa học và có mang tính họa hình
được tạo bởi Newton năm 1702, từ đó đến nay rất nhiều mô hình khác
được sinh có dạng từ 2D đến 3D và được dùng cho nhiều mục đích khác
nhau
1-Vòng tròn của Newton: 7 màu cầu vồng được xếp liên tục teo thứ
tự trong một vòng tròn, sự liên hệ giữa các sắc màu trở nên có luật lệ và
rõ ràng. Mô hình này rất hữu ích để hiểu sự phối hợp hài hòa vả cân bằng
của màu sắc, là công cụ cơ bản của lý thuyết màu sắc.
2-Vòng tròn phổ màu: sự chuyển tiếp các màu mang tính liên tục,
màu đỏ tương ứng với o° được đặt lên trên cùng
3-Tam giác Delacroix: 3 màu cơ bản trong hội họa được đặt trên 3
đỉnh tam giác, nối với nhau bởi 3 màu thứ cấp bậc 2 (tạo ra bằng cách trộn
2 màu cơ bản tương ứng)
4-Ngôi sao màu của Blanc: 1867, mối tương quan giữa 3 màu cơ
bản, 3 màu thứ cấp bậc 2 và 6 màu thức cấp bậc 3
5-Vòng tròn của Mulsell: 1905, họa sĩ Mỹ Albert Munsell tạo ra mô
hình từ 5 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, màu tía
(poupre) và 5 màu trung gian, được làm cơ sở cho mô hình 3D Musell, mô
hình này vẫn được dùng bởi GregtaMacbeth
6-Vòng tròn của Ostwald: 1916, nhà hóa học đức Wilhem Ostwald
tạo ra mô hình 25 màu tạo ra từ các màu được cảm nhận: đỏ, vàng, xanh
lá cây và xanh dương, màu xanh lá cây được coi là cơ bản dưới góc độ
cảm nhận thị giác
Mô hình màu 3D L*a*b*: Được tạo ra năm 1976 từ hội nghị quốc tế
về chiếu sáng, mục đích là thể hiện được tất cả màu sắc có thể nhận biết
được cũa thị giác, mô hình này dùng 3 giá trị: sắc màu (teint), độ bão hòa
(độ tinh khiết, saturation, màu càng tinh khiết thì càng tươi),và độ sáng.
Đây là một mô hình rất rộng và bao hàm các mô hình khác, ta có thể hình
dung một vòng tròn 2D thể hiện các sắc màu, khi chuyển vô tâm thì độ
bão hòa giảm dần, vị trí màu trên vòng tròn đựơc hiển thị bằng 2 giá trị: a
(theo trục đỏ-xanh lá cây) và b (theo trục xanh dương-vàng) tất cả các giá
trị 2D đó được cộng thêm giá trị cường độ sáng theo trục vuông góc vòng
tròn thành ra 3D
Thực tế luôn có sự xung đột giữa các mô hình màu dựa trên ánh
sáng phản chiếu và mô hình dựa trên ánh sáng trực tiếp: Newton bắt đầu
từ màu quang phổ (áng sáng trực tiếp tách ra khi qua thấu kính) trong khi
nhiều lí thuyết gia khác nghiên cứu trên màu của ánh sáng phản chiếu.
Trong nhiếp ảnh digital, ta dùng cả 2 hệ thống, ánh sáng trực tiếp trên
màn hình và ánh sáng phản chiếu trong in ấn. Thực chất cái vòng phổ
màu của newton ta thấy trên đây chỉ là mang tính phỏng chừng vì ta không
thể in được trên giấy (màu ánh phản chiếu)
- Các sắc màu (teinte) cơ bản
Khái niệm về các sắc màu cơ bản (các màu chính để tạo ra các màu
khác) có từ rất lâu và thường bắt đầu từ các chất màu tinh khiết tìm thấy
được trong thiên nhiên. Thời trung cổ màu vàng kim loại, màu đỏ và màu
xanh dương được dùng nhiều nhất không phải dựa trên khái niệm pha
trộn màu sắc mà chằng qua kim loại vàng, bột thần sa và đá da trời
(outremer) sẵn có trong thiên nhiên. Đến nay người ta thống nhất thành 2
hệ khác nhau, hệ ánh sáng trực tiếp có 3 màu cơ bản: Đỏ-Xanh dương-
Xanh lá cây và hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác: Đỏ-Vàng-
Xanh dương
3 màu cơ bản của áng sáng trực tiếp (Đỏ-Vàng-Xanh lá cây) được
tạo ra bởi sự chiếu sáng trực tiếp (trên sensor, màn hình), kết quả pha
trộn lẫn nhau sẽ cho ra màu trắng
3 màu cơ bản của áng sáng phản chiếu (Đỏ-Vàng-Xanh dương) tạo
ra bởi các chất màu in hoặc vẽ trên giấy, khi trộn lẫn với nhau sẽ ra màu
đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa
Trong hội họa, hầu như tất cả màu sắc được phát sinh ra bởi sự
pha trộn từ 6 màu sau: 3 màu cơ bản (Đỏ-Vàng-Xanh dương) và 3 màu
thứ cấp bậc 2 (Cam-Xanh lá cây-Tím) cộng với các màu Trắng, Đen hoặc
xám, vì nhiếp ảnh thừa hưởng các kiến thức từ hội họa nên ta sẽ lần lượt
nghiên cứu các màu này, hơn nữa trong thế giới x ...