Thông tin tài liệu:
Thời tiết thất thường tháng 9, tháng 10 rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức và giúp trẻ phòng chống tốt những căn bệnh này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng bệnh giao mùa cho trẻ Phòng bệnh giao mùa cho trẻThời tiết thất thường tháng 9, tháng 10 rất dễ ảnhhưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh nêntrang bị kiến thức và giúp trẻ phòng chống tốt nhữngcăn bệnh này.Bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùaMột số bệnh thường gặp- Đau họng: Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra,thường xuyên và dễ gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, khimắc bệnh trẻ thường bị sưng họng, ớn lạnh, sốt, đauđầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn.- Cảm cúm: Bệnh do vi-rút gây ra và lây lan quakhông khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trẻnhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóngchuyển sang lạnh. Các triệu chứng thường thấy ở trẻlà nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu... nếu kèmtheo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biếnchứng gây nguy hiểm đường hô hấp.- Viêm tắc thanh quản và khí quản: Nếu trẻ thườngho nhiều về ban đêm, ho dữ dội thì rất có thể đã mắcbệnh viêm tắc thanh quản và khí quản. Bệnh nàythường do viêm nhiễm vi-rút và dễ mắc nhiều vàothời điểm giao mùa. Trường hợp trẻ thở khò khè phátra tiếng kêu nên đưa trẻ đi khám để có phương phápđiều trị thích hợp.- Viêm tai: Khi bị sốt trên 39 độ C, trẻ thường bịkèm theo các bệnh về tai. Sự cố thường gặp khi viêmnhiễm tai ở trẻ nhỏ là vòi nhĩ (nối liền tai giữa vớimặt sau cuống họng, có nhiệm vụ để thoát dịch) bịtắc nghẽn, dịch ứ đọng tăng áp lực lên màng nhĩ, trẻbắt đầu cảm thấy đau. Các vòi này cũng có thể bị tổnthương, bị vỡ khi trẻ nằm bú bình và có một lượngnhỏ sữa chảy trở lại vào tai, phát sinh hiện tượngviêm nhiễm. Bởi vậy, khi trẻ bú người ta thường thấychúng khóc là do đau tai. Ngoài ra chứng viêm nhiễmnày còn làm cho trẻ gặp khó khăn khi ngủ. Trẻ đautai khóc nhiều kèm theo sốt, cảm lạnh, đau đầu, sưngcổ nên đi khám ngay.Khi thấy dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến bác sĩ. (google image)Cách phòng tránhThời điểm giao mùa thường chuyển biến từ nóngsang lạnh nên trẻ dễ bị bệnh, nhất là các bệnh nhưviêm họng, viêm tai... Vì vậy, để phòng tránh bệnh,các bậc phụ huynh cần tăng cường ủ ấm cơ thể trẻ.Khi đi ra ngoài cần mặc quần áo dài tay, đội nón,mang găng tay, chân đối với trẻ dưới 1 tuổi và mangvớ cho trẻ trên 1 tuổi. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnhthì phải trang bị áo ấm, khăn quàng cổ và hạn chếđưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.Phụ huynh cũng có thể tăng sức đề kháng bằng nhiềubiện pháp như: Cho trẻ uống thuốc bổ, vitamin cầnthiết ngăn ngừa cảm cúm, tiêm chủng phòng bệnhcúm cho trẻ, cung cấp nhiều chất kháng thể qua cácloại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu..., nấucho trẻ ăn những món tăng cường dinh dưỡng, đảmbảo cơ thể khỏe mạnh như: các món cá, rau trái... Khithấy những dấu hiệu bất thường như trẻ sốt, ho, sổmũi nhiều nên đưa ngay đến phòng mạch bác sĩ đểkịp thời điều trị. Dịch