Danh mục

Phòng bệnh sởi bằng vaccin là biện pháp hiệu quả

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm rõ rệt trong những năm qua, đây là hiệu quả của hoạt động tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên cho đến nay bệnh sởi vẫn chưa được loại trừ tại Việt Nam. Thời tiết sắp chuyển sang mùa đông xuân - mùa bệnh sởi phát triển mạnh nên những hiểu biết về căn bệnh này và cách phòng chống sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn giá trị của việc phòng bệnh bằng vaccin. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng bệnh sởi bằng vaccin là biện pháp hiệu quảPhòng bệnh sởi bằng vaccin là biện pháp hiệu quảTỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm rõ rệttrong những năm qua, đây là hiệu quả của hoạtđộng tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khairộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên cho đến naybệnh sởi vẫn chưa được loại trừ tại Việt Nam.Thời tiết sắp chuyển sang mùa đông xuân - mùabệnh sởi phát triển mạnh nên những hiểu biết vềcăn bệnh này và cách phòng chống sẽ giúp cộngđồng hiểu rõ hơn giá trị của việc phòng bệnhbằng vaccin.Sự nguy hiểm của bệnh sởiTác nhân gây bệnh sởi là virut thuộc giốngMorbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh sởi là tìnhtrạng nhiễm virut cấp tính, với sự lây truyền cao. Saukhi virut xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu làsốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt koplikở niêm mạc miệng. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu mọc ở mặt,sau lan ra toàn thân và kéo dài từ 4-7 ngày, cótrường hợp bệnh kết thúc trong tình trạng tróc vảy.Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biếnchứng của bệnh, đó là do sự nhân lên của virut hoặcdo bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa,viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khíquản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnhhoặc được gây miễn dịch đầy đủ đều có nguy cơ bịnhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễdàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề.Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trướcđây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền chotrong vòng 6-9 tháng.Hầu hết tử vong trong bệnh sởi là do những biếnchứng sau sởi thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi vớinguyên nhân chủ yếu là viêm phổi, đôi khi là viêmnão. Bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ và trẻ suy dinhdưỡng, ở những trẻ này có thể kèm theo ban xuấthuyết, ruột không hấp thụ được protein, viêm tai giữa,mất nước, tiêu chảy, nhiễm khuẩn nặng ngoài da.Những trẻ được nuôi dưỡng kém khi mắc bệnh sởi sẽnhanh chóng chuyển thành suy dinh dưỡng cấp tính,nếu kèm theo thiếu vitamin A trầm trọng có thể làmtrẻ bị khô mắt dẫn đến mù lòa.Sự lây nhiễm của bệnh sởi do virut từ những giọtnước bọt li ti của người bệnh bắn ra khi nói và ngườilành hít phải khi tiếp xúc, do vậy bệnh rất dễ lây thànhdịch. Chẩn đoán bệnh thường căn cứ vào triệu chứnglâm sàng và dịch tễ học. Tuy nhiên cách xét nghiệmmẫu bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm là đặc biệtcần thiết để phân biệt với các bệnh sốt phát ban khácnhư rubella.Vaccin là biện pháp dự phòng tốt nhấtTrước khi có vaccin sởi phòng bệnh thì đây là cănbệnh mà tuổi ấu thơ hầu như ai cũng mắc phải. Trênthế giới bệnh sởi vẫn còn là một trong những nguyênnhân đe dọa đến sức khỏe trẻ em ở những nước kémphát triển. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, ngườita ước tính nếu không có vaccin phòng bệnh thì mỗinăm khu vực này có tới 25 triệu trẻ mắc bệnh, tươngđương với số trẻ được sinh ra hằng năm. Tại ViệtNam, trước năm 1985 thì mỗi năm cũng có tới nửatriệu trẻ em mắc bệnh sởi. Hiện nay bệnh sởi ở nướcta đã giảm rõ rệt. Việt Nam đang phấn đấu sẽ đạtđược tỷ lệ mắc sởi chỉ còn 80-85 ca sởi mỗi năm vàonăm 2010, đây là yêu cầu đạt được khi thực hiện loạitrừ bệnh sởi.Phòng bệnh bằng vaccin được khuyến cáo khi trẻ đủ9 tháng tuổi, tuy nhiên người ta thấy rằng việc tiêmmột mũi vaccin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịchbền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêmphòng bệnh sót cũng như tỷ lệ đạt được miễn dịchcủa vaccin này cũng chỉ đạt khoảng 90%. Do vậy cầnphải tiêm nhắc lại mũi thứ 2, thời gian tiêm là khi trẻđủ 6 tuổi, độ tuổi bước vào lớp 1. Việc tiêm liều thứ 2có thể tạo miễn dịch tới 99%. Chương trình Tiêmchủng mở rộng Việt Nam đã thực hiện mũi nhắc lạinày trên cả nước từ năm 2006. Tại các địa phươngcòn xuất hiện những vụ dịch sởi nhỏ, đối tượng mắckhông chỉ trẻ em thì cần thiết phải thực hiện nhữngchiến dịch tiêm nhắc cho người dân khu vực này đểtạo miễn dịch lớn và bền vững trong cộng đồng trongnhiều năm.Hiệu quả của tiêm phòng vaccin sởi còn phụ thuộc rấtlớn vào chất lượng bảo quản, vận chuyển vaccin.Nhiệt độ bảo quản vaccin lý tưởng là từ 2-8oC. Cóthể dùng loại vaccin kết hợp sởi - quai bị - rubela(MMR) để phòng được 3 bệnh một lúc. Tất cả bậccha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tại cáccơ sở y tế. Trước khi tiêm cán bộ y tế cần khám sứckhỏe cho trẻ, nếu trẻ đang mắc các bệnh khác thì cóthể hoãn lịch tiêm đến khi trẻ khỏe mạnh bìnhthường. ...

Tài liệu được xem nhiều: