Danh mục

Phòng bệnh tay chân miệng cho con

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.09 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Nó khác với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu và heo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng bệnh tay chân miệng cho con Phòng bệnh tay chân miệng cho conKhi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủkhông yên, giật mình, khóc quấy.Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến,thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễmvirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thườngthấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bêntrong miệng. Nó khác với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu vàheo.Nguyên nhân: Virus, trẻ em và mùa hèBệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nướcbọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu làdo coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thểdo các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệtenterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặnghơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Bệnh có thể gặp ở thanhthiếu niên và người lớn, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi,nhất tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc nhau,và đặc biệt trẻ càng nhỏ thì càng có thói quen đưa tay vào miệng. Khimắc bệnh, tuần đầu tiên là thời gian mà bé “nhiệt tình” lây bệnh nhất.Tuy nhiên, chúng ta đừng chủ quan khi bé hết các dấu hiệu bệnh, bởi vìvirus còn tồn tại trong cơ thể thêm một tuần nữa và tiếp tục lây quangười khác.Bệnh thường xảy ra theo mùa nóng ấm. Ở vùng ôn đới, bệnh phổ biến ởmùa hè và đầu thu. Còn ở các nước khí hậu nhiệt đới, hầu như bệnh xuấthiện quanh năm, nhưng mùa hè vẫn có tần suất cao nhất.Rất dễ nhận biếtBệnh thường phát triển sau 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với virus gâybệnh. Đầu tiên bé bị sốt, một hoặc hai ngày sau, bắt đầu có các dấu hiệulở loét đau đớn ở trong miệng hay cổ họng, phát ban ở tay, chân… Trẻcó thể có tất cả hoặc chỉ vài dấu hiệu sau:Sốt: Thường bé chỉ sốt nhẹ và cảm giác khó chịu - mệt mỏi.Đau họng: Xuất hiện những vết loét, bóng nước, đỏ, đau trên lưỡi, nướuvà bên trong má.Nổi mụn nước: Các đốm đỏ nhỏ (2 mm- 3 mm) sẽ nhanh chóng pháttriển thành mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay – bàn chân và khoang miệng,đôi khi xuất hiện ở vùng mông – sinh dục. Các mụn nước thường xuấthiện 1-2 ngày sau khi sốt và có thể kéo dài 2-7 ngày.Ăn uống kém: Tổn thương răng miệng thường kết hợp với đau họng vàmất cảm giác ngon miệng, làm cho trẻ nhỏ không chịu ăn uống.Bệnh thường tự khỏi, nhưng cũng có thể vô cùng nghiêm trọngBệnh tay – chân – miệng thường nhẹ, phục hồi hoàn toàn trong 5 đến 7ngày, không có điều trị cụ thể, chủ yếu là giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.Chúng ta có thể sử dụng các thuốc tê, thuốc paracetamol để làm giảmđau do loét miệng, hạ sốt. Thuốc kháng sinh thường không cần thiết.Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ở khu vực nổi bóng nước, rửa sạch bằng xàphòng và nước ấm, rồi lau khô. Có thể thoa một chút thuốc mỡ khángsinh để phòng ngừa nhiễm trùng.Nên ăn uống thế nào?Cần cho bé uống nhiều nước, nhất là khi còn sốt.Không nên cho bé uống các loại nước ép và soda bởi vì hàm lượng axitcao, sẽ gây ra đau rát ở vết loét. Tránh thức ăn mặn hoặc cay.Cho bé dùng các thực phẩm lạnh như sữa lạnh, kem sẽ giúp bé bớt đaukhi nuốt. Chọn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.Súc miệng bằng nước ấm pha muối: hòa ½ muỗng cà phê muối với 1 lynước ấm (240ml).Khi nào cần đến bác sĩ?Một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu đi, gây các biến chứngnguy hiểm. Biến chứng thường gặp nhất là mất nước do bé sốt, bỏ ănuống vì nuốt đau. Biến chứng hiếm gặp hơn nhưng rất nghiêm trọng, cóthể gây tử vong là viêm màng não và viêm não do virus.Hãy đưa bé đến bệnh viện gấp nhé, nếu có một trong các dấu hiện sau:Sốt cao, thậm chí gây co giật.Bé không chịu uống nước.Các dấu hiệu mất nước xảy ra: Da khô và mắt trũng, giảm cân, trẻ khóchịu hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu.Giữ sức khỏe cho bé thật tốt! Luôn rửa tay cẩn thận: Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử-dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thực phẩm và ăn uống.Khi không có sẵn xà phòng và nước, có thể dùng khăn lau tay hoặc gelcó tẩm cồn diệt khuẩn. Dạy bé thói quen giữ vệ sinh. Giải thích cho bé hiểu lý do tại sao-không nên cho ngón tay, bàn tay của bé hoặc của người khác vào miệng.- Cách ly người đang truyền nhiễm. Cho trẻ nghỉ học trong thời gian bịbệnh. Thời gian cách ly tối thiếu là cho đến khi các mụn nước đã khôhẳn, thường là 1 tuần. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: