Danh mục

Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 53.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, có những giá trị vượt thời gian và quan trọng hơnlà có giá trị đương đại. Ông là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được,có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Giá trị chính trị, phong cách lãnh đạo, tài năngchính trị của ông bộc lộ trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đang có những cuộc chiến tranhgiải phóng dài nhất thế giới và những cuộc đụng độ với các đối tượng lớn nhất thế giới....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupHồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, có những giá trị vượt thời gian và quan trọng hơnlà có giá trị đương đại. Ông là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được,có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Giá trị chính trị, phong cách lãnh đạo, tài năngchính trị của ông bộc lộ trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đang có những cuộc chiến tranhgiải phóng dài nhất thế giới và những cuộc đụng độ với các đối tượng lớn nhất thế giới.1. Tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiếnMột trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn đó là tài năng tổ chức ratâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến.Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ramiền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: “Này Tổngthống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dânViệt Nam quyết không sợ…” Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả.Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phảichăng chính trị của ông, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác. Haytrong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: “ Chúngta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dânPháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tấtcả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Lời tuyên chiến ấygiống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng, đang dở dang một công việcrất thông thường của đời sống con người, tức là ông không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khiviết lời tuyên chiến. Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiếntừ khi nó chưa kết thúc. “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thìdùng cuốc, thuổng, gậy, gộc…” Ông xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức làxếp những công cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngônngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình. Đấy chính làthiên tài. Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nóchưa kết thúc thì mới có đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình. Và đó chính là tầm nhìn chínhtrị, là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh.Có một thời trong chiến tranh chúng ta cấm hát những bài hát về tình yêu vì sợ ảnh hưởng đếntâm lý nhất quán của chiến tranh mà không hiểu rằng đó là những nhu cầu tinh thần không thểthiếu của con người. Người ta quên mất rằng nếu những nhu cầu tinh thần như vậy bị tiêu diệtthì con người chỉ còn tình yêu đối với chiến tranh. Vậy chiến tranh kết thúc thì con người sẽquay về cuộc sống bình thường như thế nào khi con người đã đánh mất các giá trị tinh thần đốivới đời sống bình thường ấy? Hơn ai hết, nhà lãnh đạo, nhà chính trị là người cần phải biếtchăm sóc những giá trị hòa bình của con người để dẫn dắt con người đi qua một cuộc chiếntranh mà vẫn còn là con người. Hồ Chí Minh nhìn thấy con người trong chiến tranh, sau chiếntranh và hình dung cuộc sống một cách liên tục. Tầm nhìn con người và tầm nhìn chính trị hợpnhất với nhau tạo ra giá trị có ý nghĩa thời đại của Hồ Chí Minh. Nếu nhận thức được điều ấythì chúng ta sẽ hiểu tại sao Hồ Chí Minh ngay cả sau khi mất vẫn tiếp tục có giá trị. 1Nếu không nghiên cứu Hồ Chí Minh bằng tâm hồn của con người Hồ Chí Minh mà bằng tâmhồn chiến tranh thì không thể tìm ra giá trị Hồ Chí Minh đích thực được. Tài năng tổ chức tâmlý thời bình ngay cả trong thời chiến thể hiện sâu sắc sự phải chăng chính trị hay sự đa dạngcủa đời sống tinh thần Hồ Chí Minh. Sở dĩ Hồ Chí Minh có được tài năng ấy là do ông tuân thủphép biện chứng về sự đa dạng của đời sống tinh thần con người. Có thể nói, giá trị chính trịsau khi chết của Hồ Chí Minh là tầm nhìn chính trị của Hồ Chí Minh về thân phận củacon người, về cơ cấu tâm lý của con người, về phép biện chứng tâm hồn của con người .Chúng ta còn thấy cả điều này trong chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.2. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí MinhChủ nghĩa yêu nước cũng là một giá trị của Hồ Chí Minh, nó không chỉ là một giá trị nhân vănmà còn là một giá trị chính trị. Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám và của cả mấycuộc chiến tranh trong nửa thế kỷ XX ở Việt Nam chính là kết quả của chủ nghĩa yêu nước màHồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu. Có thể nói, giá trị yêu nước là một trong các giá trị quantrọng nhất và phổ biến nhất của Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Marx đem lại cho Hồ Chí Minhk ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: