Danh mục

Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.35 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặt trong hoàn cảnh những cuộc bút chiến trong giai đoạn giao thời, nguyên tắc trên của Phan Khôi xem ra không phải là không cần thiết. Bởi vì thói quen bao giờ cũng có sức bảo thủ ghê gớm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _1 Phong cách nghịluận, bút chiến của Phan Khôi Đặt trong hoàn cảnh những cuộc bút chiến trong giai đoạn giao thời, nguyên tắctrên của Phan Khôi xem ra không phải là không cần thiết. Bởi vì thói quen bao giờ cũngcó sức bảo thủ ghê gớm. Thói quen của tư duy cũng vậy. Nó thấm sâu vào tình cảm củacon người qua bao thế kỷ, thậm chí trở thành “quốc hồn”, thành chất thơ. Ngoài ra trong tranh luận, người ta thường dễ lẫn lộn tình cảm riêng đối với conngười của kẻ tham gia tranh luận, với lý lẽ anh ta phát biểu. Điều ấy dễ làm mất tỉnh táo,mất tinh thần khách quan trong nhận thức chân lý. Trong bài “Con người và lời nói”(16),Phan Khôi cho rằng, trong xã hội ta “ai nấy ít trọng về lời nói mà chỉ chú trọng về conngười”. Điều ấy rất trở ngại cho những cuộc tranh luận học thuật. Ông nói đúng: “ Chỉnên lấy lời nói làm cái đối tượng (objet) cho sự biện luận chứ không nên lấy con ngườilàm đối tượng”. Tôi cho rằng đó là một bài học rất quý của Phan Khôi về văn hoá tranhluận vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Vậy trong nghị luận, bút chiến phải kiên quyết dứt bỏ tình cảm và đề cao lý trí. Đềcao lý trí tất phải coi trọng luận lý học. Phan Khôi nhắc đi nhắc lại điều đó không biếtmệt mỏi: “Trăm sự ở đời cũng phải cần đến luận lý học; luận lý học cai trị cả mọi sự ởđời”(17). “Phải lấy luận lý học làm nền. Phàm một người đã nắm bút làm văn thì ít nữaphải biết qua luận lý học”(18). “Muốn cho nước ta từ nay về sau có một nền học thuật vững vàng thì thế nàocũng phải lập cái nền ấy trên lý luận học”(19). “Muốn cho thông thì chúng ta viết văn cốt phải đúng theo văn pháp và luận lýhọc”(20). …v.v… và v.v…. Nguyên tắc của luận lý học trước hết đòi hỏi phải xác định chính xác nội hàm cáckhái niệm, ý nghĩa các thuật ngữ, các ngôn từ. Cho nên luận lý học có chỗ rất tương hợpvới thuyết chính danh của Khổng Tử: “Danh chẳng chánh thì nói ra chẳng thuận”. Chonên Phan Khôi khẳng định, với thuyết chính danh, Khổng Tử là “Người mở đường choluận lý học Á Đông”, “Muốn học luận lý học thì trước hết phải theo cái thuyết chánhdanh của Khổng Tử”(21). Vận dụng thuyết chính danh và luận lý học, ông không ngần ngại đứng ra đóng“Vai ngự sử trên văn đàn”(22), viết hàng loạt bài đính chính những sai phạm trong nhậnthức và sử dụng các thuật ngữ, các ngôn từ, cách d ùng hình ảnh của nhiều nhà văn, nhàbáo đương thời. Ông khảo cứu để phân biệt “ngũ luân” của Khổng Mạnh với “Tamcang” của Hán nho, Tống nho; ông phê phán Trần Trọng Kim dùng chữ Khổng phutử mà không hiểu nghĩa; ông phân biệt tên thật, tên tự, tên hiệu khác nhau thế nào vàcách sử dụng chúng cũng khác nhau ra sao; ông xác định cách nêu tên các nhân vậttrong các công trình s ử học sao cho khách quan khoa học; ông phân biệt tri thức phổthông với tri thức chuyên môn, phân biệt nết trinh và tiết trinh của người phụ nữ, v.v…Nhiều chữ dùng tưởng như rất thông thường quen thuộc, vậy mà nhờ Phan Khôi tamới hiểu đúng nghĩa. Thí dụ như “danh lam thắng cảnh”. Lam gốc chữ phạn là chùa.“Danh lam” là ngôi chùa cổ, v.v... Ông giễu cợt cách dùng hình ảnh phi lô-gích củanhiều nhà báo, chẳng hạn: “Mục đích bổn báo là soi dọi ngọn đuốc mới mẻ trong buổibình minh” (bình minh thì cần gì phải soi đuốc!), hay là: “Thân phận tôi ngày nay khácnào như hoa đào tr ôi theo giọt nước” (Giọt nước làm sao trôi được hoa đào!), v.v... Đóng vai ngự sử, tất nhiên tự mình phải nêu gương trước hết. Và ông đã tạo chonhững bài nghị luận, bút chiến của mình một văn phong khoa học, chính xác, tính duy lýcao, lập luận mạch lạc sáng sủa, chặt chẽ, bằng chứng rõ ràng, có sức thuyết phục, dùđặt ra những vấn đề ngược chiều với dư luận. Ông xác định ba tiêu chí chuẩn mực củavăn chương : Tín, đạt, mỹ (23). Nghị luận, bút chiến của Phan Khôi nói chung đều đảmbảo được hai tiêu chuẩn tín và đạt. Tín là chân thực, chính xác, đạt là diễn giải đúng vàrõ ý của người viết. Phong cách đó của Phan Khôi đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng văn chương, báo chí đương thời. Cho nên nói đến sự hình thành, hoàn thiện vàphát triển của thể văn nghị luận ở nước ta, nhất thiết phải kể đến Phan Khôi như một câybút có đóng góp quan trọng. Do tinh thần cực đoan và thái độ quá sùng bái lô-gích hình thức, lại tự tin quámức, Phan Khôi cũng bộc lộ rất rõ nhược điểm này: thiếu đầu óc biện chứng. Nhà luậnlý học tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực khi nhận thức, lý giải những hiện tượng phứctạp, nghĩa là vừa mâu thuẫn vừa thống nhất. Ông chỉ thấy mặt đối lập mà không thấyyếu tố có thể hoà hợp giữa văn hoá Đông và Tây, giữa cựu học và tân học, giữa truyềnthống và cách tân, giữa văn chương bình dân và văn chương bác học, giữa nhận thứctrực giác và tư duy khoa học, v.v… Ông đặc biệt tỏ ra lúng túng trước qui luật tinh vi,phức tạp của tình cảm con người. Ông đem qui tắc luận lý học để phản bác một bài thơ« khóc cha » của một tác giả nào đó: “Đươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: