Phong cách vườn Nhật BảnKhi đã bước vào Chaniwa rồi thì bạn sẽ không thể quên được cái ấn tượng mà nó tạo ra: sự đơn giản, tĩnh mịch tạo nên một không khí trang nghiêm và thành kính Khu vườn mang tên Chaniwa (茶庭), được ghép từ chữ Trà (Cha - 茶) và chữ Viên (Niwa –庭 ), dịch nghĩa ra sẽ là Vườn Trà. Sở dĩ có tên như vậy là bởi khu vườn có liên hệ mật thiết với Trà Đạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong cách vườn Nhật Bản Phong cách vườn Nhật BảnKhi đã bước vào Chaniwa rồi thì bạn sẽ không thể quên được cái ấn tượngmà nó tạo ra: sự đơn giản, tĩnh mịch tạo nên một không khí trang nghiêm vàthành kínhKhu vườn mang tên Chaniwa (茶庭), được ghép từ chữ Trà (Cha - 茶) và chữViên (Niwa –庭 ), dịch nghĩa ra sẽ là Vườn Trà. Sở dĩ có tên như vậy là bởi khuvườn có liên hệ mật thiết với Trà Đạo. Khi tham gia vào nghi lễ thưởng trà(Chanoyu) của người Nhật, bạn sẽ phải vào Trà thất (Chashitsu), và Trà thất thì lạinằm trong Chaniwa. Nói cách khác, Chaniwa là khu vườn được thiết kế để dànhcho những nơi có tổ chức Chanoyu.Xuất hiện từ thế kỷ 14, thời đó Chaniwa không phải là khu vườn mà ai cũng có thểhiểu hết được vẻ đẹp của nó. Khu vườn đơn thuần chỉ là những bụi hoa hoặc câynhỏ xanh mướt, xuyên qua chúng là những lối đi hẹp được làm một cách cẩn thận,có lát những bậc đá để bước lên, dẫn đến Trà thất. Con đường này gọi là nobedan,và những bậc đá đó được gọi là tobi-ishi, hoặc nori-no-ishi. Trong những bậc đáấy, có 3 bậc đá có tên riêng: Yaku ishi – hòn đá lớn nhô lên nhằm nhấn mạnhkhung cảnh nổi bật của khu vườn, fumi ishi – hòn đá cuối cùng để khách bước lênvào Trà thất, và fumiwake ishi – cao hơn và to hơn những hòn đá khác, thường đặtở chỗ giao nhau của những nobedan.Có rất nhiều cách sắp xếp tobi-ishi, phổ biến nhất vẫn là xếp theo đường thẳngtừng hòn một – chokuuchi, ngoài ra còn có các cách khác như: niren’uchi – mỗimột bậc đá gồm 2 hòn đá xếp ngang nhau, sanren’uchi – hàng 3 hòn đá,goren’uchi – hàng 5 hòn đá, shichi-go-san – hàng xếp theo kiểu 7-5-3,shisankuzushi – hàng 3-4 theo kiểu zic zắc, chidorigake – hàng xếp xen kẽ kiểu ziczắc, gankouuchi – xếp theo hình đàn ngỗng bay, konohauchi – kiểu “lá vàng rơi”và tanzakuuchi – xếp hình chữ nhật.Ngoài nobedan, Chaniwa còn có thêm nh ững đặc trưng khác, đó là tourou – đèn đá,koshikake machiai – nơi dừng chân có ghế băng dài để ngồi chờ, sunasetchin –khu vệ sinh , tsukubai – bể nước bằng đá để cho khách rửa tay trước khi bước vàoTrà thất, và nakakuguri – cổng nhỏ để bước vào vườn (còn gọi là Chuumon). Cónơi dựng đến 2 nakakuguri để tạo nên cảm giác chia đôi khu vườn, nhưng cũng cónơi sau khi bước qua nakakuguri thứ 2 rồi, bỗng xuất hiện thêm 1 nakakuguri thứ3!Tourou và tsukubaiCòn đây là nobedanNakakuguriĐôi lúc ta cũng bắt gặp một khu vườn Trà chỉ có nobedan mà không có những thứkia, và vì thế mà Chaniwa còn có tên là Rojiniwa – khu vườn có lối đi hẹp.Một nghi thức bắt buộc dành cho khách thưởng trà trước khi bước vào Trà thất, đóchính là phải thanh tẩy cơ thể. Nơi để thanh tẩy chính là bể nước bằng đá tsukubai.Tất nhiên không phải ra tsukubai đứng dội nước xối xả lên người đâu, đây là bểnước lộ thiên , mà chỉ rửa tay thôi (nếu bạn ko đi tất đi giày mà đi dép thì cũngphải rửa cả chân luôn đó). Chúng ta vẫn thường rửa tay trước khi ăn cơm mà, chonên rửa tay trước khi tham gia một nghi thức trang trọng như trà đạo thì đúng làthật cần thiết phải không? Vì tsukubai là một bể nước thấp, nên khách phải cúingười thậm chí là quỳ xuống để rửa tay. Như thế để chứng tỏ sự khiêm tốn vànhún nhường của mình khi thưởng trà. Còn có một loại bể khác cao hơn, gọi làchozubachi, nhưng loại này chỉ có ở ngoài đền thờ miếu mạo mà thôi.Trong Thiền phái, chủ nghĩa đơn giản và sự suy ngẫm trong yên lặng là nhữngbước rất quan trọng để khai sáng tâm hồn cũng như lý trí. Mục đích thiết kếChaniwa một cách đơn giản với yếu tố chủ đạo là đá chính là để tạo ra sự cô độcvà tách rời khỏi thế giới hiện tại cho người tham gia Chanoyu, khiến chủ nhânnghi lễ cũng như người khách được mời đến thưởng trà trở nên tập trung hơn, cóthể cảm nhận được sâu sắc hơn hương vị của trà, sự tôn nghiêm và thành kính củacả 2 bên chủ - khách, cảm thấy trân trọng hơn cái giây phút “nh ất kỳ nhất hội” ấy,đồng thời có được khoảnh khắc yên bình tĩnh lặng hiếm có giữa cuộc sống hối hảnhộn nhịp thường ngày.Đơn giản, không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui nhưng lại mang một vẻ tônnghiêm, trầm mặc, đó chính là Chaniwa. Và như đã nói ở trên, Chanoyu là mộtnghi thức trang trọng, chỉ những người khách được chủ nhân buổi tiệc trà mời mớiđược bước vào Trà thất. Do đó, Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thểthoải mái bước vào tham quan. Nhưng không vì thế mà nó không mất đi sự nổitiếng so với những khu vườn truyền thống khác của Nhật Bản. Khi đã bước vàoChaniwa rồi thì bạn sẽ không thể quên được cái ấn tượng mà nó tạo ra cho ngườixem: sự đơn giản, tĩnh mịch đến mức bạn không dám thở mạnh vì sợ sẽ phá vỡ cáikhông khí trang nghiêm và thành kính ấy. ...