Trong kỳ nghỉ hè sẽ có nhiều bậc phụ huynh thường xuyên đưa con đi bơi để giúp trẻ rèn luyện thể lực, thư giãn và tránh nóng… Có thể nhiều người lo ngại rằng chính những làn nước xanh mát ở bể bơi là tác nhân gây ra nhiều bệnh cho cơ thể, đặc biệt các bệnh về mắt nhưng họ không biết làm sao để thay đổi vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống tác hại của bể bơi với đôi mắt của trẻ Phòng chống tác hại của bể bơi với đôi mắt của trẻTrong kỳ nghỉ hè sẽ có nhiều bậc phụ huynh thường xuyên đưa con đi bơi để giúptrẻ rèn luyện thể lực, thư giãn và tránh nóng… Có thể nhiều người lo ngại rằngchính những làn nước xanh mát ở bể bơi là tác nhân gây ra nhiều bệnh cho cơ thể,đặc biệt các bệnh về mắt nhưng họ không biết làm sao để thay đổi vấn đề này.Những đôi mắt “hậu bể bơi”“Tuần nào tôi cũng cho con trai tới bể bơi ít nhất ba lần, vào các buổi chiều trong tuần.Mấy tuần đầu, cháu khỏe mạnh, không sao, nhưng tuần vừa rồi, đi bơi được hai buổi vềcháu bị đau mắt. Tôi sợ quá, phải cho cháu ở nhà để theo dõi, không tới bể bơi hay đichơi đâu nữa”, chị Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết.Chị chia sẻ thêm, mắt con trai không chỉ đỏ lên mà còn thường xuyên có dỉ và bị chảynước mắt rất khó chịu. Chưa kể, bé bị cận mấy năm nay, vì thế bây giờ nhìn mọi thứ khóhơn nhiều.“Thỉnh thoảng, vì không nhìn rõ, cháu đưa tay lên dụi mắt theo phản xạ. Tôi phải ngănngay vì như thế càng làm tăng việc đau mắt. Nếu vài hôm nữa mắt cháu không khỏi, tôisẽ đưa bé tới bác sĩ”, chị Lan Anh nói thêm.Nói tới việc đưa con đi bể bơi, anh Bá Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) nhăn nhó: “Con gái tôithích tới bể bơi lắm nhưng thời gian tới, tôi sẽ phải cân nhắc hơn trong việc cho bé tới bểnào. Đầu hè, mới bơi được vài buổi mà con tôi đã bị dị ứng, nổi mẩn trên da, nguy hiểmnhất là mắt cháu bị ngứa, lúc nào cũng kêu “có bụi trong mắt con”. Mấy ngày sau, mắt bécòn bị chảy mủ nữa. Nguyên nhân có lẽ do nước bể bơi bẩn quá”.Không chỉ anh Bá Hưng và chị Lan Anh, rất nhiều phụ huynh khác từng phải “hết hồn”khi các “cục cưng” có vấn đề về mắt sau vài lần tới bể bơi.Vì đâu nên nỗi?Nước bể bơi dù thường xuyên được thay rửa, tiệt trùng nhưng vẫn rất bẩn bởi chínhnhững người tới bơi mang theo vi khuẩn xuống bể. Chưa kể, một số người còn “hồnnhiên” khạc nhổ, xì mũi…Để hạn chế tối đa việc làm bẩn bể, một số nơi đã đưa ra quy định “tắm trước khi xuốngbể”, tuy nhiên, quy định này hầu hết được mọi người thực hiện một cách rất “đối phó”.Hầu hết các bể bơi đều chứa chất làm sạch, chất tiệt trùng… Những chất này cùng với sựô nhiễm của bể đã gây ra nhiều bệnh cho cơ thể như dị ứng, viêm nhiễm da, đi ngoài,…và các bệnh về mắt.So với các bộ phận khác trên cơ thể, mắt nhạy cảm hơn rất nhiều, khi phải trực tiếp tiếpxúc với nước chứa hóa chất và vi khuẩn, mắt khó chống lại việc bị viêm nhiễm. Biểu hiệncủa việc này là mắt nhức nhối, khó chịu; cảm giác đau, rát, cộm như có vật gì trong mắt;vào giai đoạn cuối, mắt bị chảy mủ.Bể bơi cũng là “nơi ở lý tưởng” của vi khuẩn Chlamydia Trachomatis – tác nhân gâybệnh Viêm kết mạc. Bệnh này nếu “ủ” lâu, không được chữa trị kịp thời dễ gây rối loạithị giác, dẫn đến mù lòa. Bảo vệ đôi mắt cho trẻ trong “mùa bơi lội”Biện pháp dễ dàng và đơn giản nhất các phụ huynh có thể làm nhằm bảo vệ đôi mắt cho“bé yêu” là trang bị cho con một chiếc kinh bơi đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ hạn chếtối đa việc mắt bé bị tiếp xúc với vi khuẩn và hóa chất trong nước.Sau khi bơi, bé cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh đôi mắt cẩn thận để phòng tránh cácbệnh do nước bể bơi bẩn gây ra.Hơn nữa, phụ huynh cũng nên chuẩn bị sẵn hoa quả, sữa tươi, đồ ăn nhẹ để giúp bé lấylại sức và tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.