Danh mục

Phòng chống tai nạn bỏng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.02 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 195.000 người bị bỏng, đa số các trường hợp xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, mặc dù có thể phòng ngừa bỏng. Phụ nữ ở các nước vùng Đông Nam Á có tỷ lệ bị bỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong toàn cầu do bỏng và 70% số ca tử vong do bỏng ở Đông Nam Á. Tai nạn bỏng xảy ra chủ yếu ở gia đình và nơi làm việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống tai nạn bỏng Phòng chống tai nạn bỏngMỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 195.000 người bị bỏng, đa số các trường hợp xảyra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, mặc dù có thể phòng ngừa bỏng. Phụnữ ở các nước vùng Đông Nam Á có tỷ lệ bị bỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong toàncầu do bỏng và 70% số ca tử vong do bỏng ở Đông Nam Á. Tai nạn bỏng xảy ra chủ yếuở gia đình và nơi làm việc.Bỏng là một tổn thương trên da hoặc các mô khác của cơ thể do nhiệt hoặc bức xạ nhiệt,phóng xạ, điện hoặc hóa chất. Bỏng nhiệt xảy ra khi các tế bào da hoặc mô bị phá hủy bởidung dịch nóng, đồ vật nóng hoặc lửa.Bỏng đã trở thành một vấn đề y tế công cộng toàn cầu, gây ra khoảng 195.000 ca tử vongmỗi năm. Đa số các trường hợp bỏng xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trungbình, đặc biệt là gần một nửa số trường hợp bỏng là ở khu vực Đông Nam Á. Ở nhữngnước phát triển, tỷ lệ tử vong do bỏng đã giảm và tỷ lệ trẻ em tử vong do bỏng ở các nướcnày thấp hơn 7 lần so với các nước có thu nhập thấp và trung bình.Bỏng là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật, bao gồm nằm viện dài ngày, tàn phế dẫnđến kỳ thị, hắt hủi. Ở Ấn Độ, mỗi năm có hơn 1 triệu người bị bỏng mức độ trung bìnhhoặc nặng. Gần 173.000 trẻ em Bangladesh bị bỏng trung bình hoặc nặng mỗi năm. ỞBangladesh, Colombia, Ai Cập và Pakistan, 17% số trẻ bị bỏng bị tàn tật tạm thời và 18%bị tàn tật vĩnh viễn. Tại các vùng nông thôn Nepal, bỏng là nguyên nhân thường gặp thứhai gây tai nạn thương tích, chiếm tới 5% số ca tàn tật. Ngay cả ở Hoa Kỳ, trong năm2008 đã có hơn 410.000 trường hợp bỏng, trong số đó xấp xỉ 40.000 trường hợp phảinhập viện.Ước tính, chi phí trực tiếp cho chăm sóc trẻ bị bỏng ở Hoa Kỳ năm 2000 là hơn 211 triệuđôla Mỹ. Ở Na Uy, chi phí điều trị bỏng tại bệnh viện trong năm 2007 là hơn 10,5 triệueuro. Nam Phi mỗi năm tốn khoảng 26 triệu đôla Mỹ cho điều trị bỏng do tai nạn bếpdầu. Những chi phí gián tiếp như mất tiền lương, chăm sóc dài ngày, chấn thương thânthể và tinh thần, sự chăm sóc của thân nhân... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xãhội.Những người dễ bị tại nạn bỏngPhụ nữ dễ bị bỏng hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ ở các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ bịbỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong do bỏng trên toàn cầu và gần 70% trường hợp tửvong do bỏng ở khu vực. Phụ nữ có nguy cơ cao bị bỏng do phải nấu nướng bằng bếplửa, thói quen dùng bếp lò không an toàn có thể bén lửa vào quần áo lòe xòe. Đốt lửa đểsưởi ấm và thắp sáng cũng dễ gây nên tai nạn bỏng.Ngoài phụ nữ, trẻ em cũng là nhóm đối tượng rất dễ bị bỏng. Bỏng là nguyên nhân thứ 11gây tử vong ở trẻ 1-9 tuổi và cũng là nguyên nhân thứ 5 gây thương tích không tử vong ởtrẻ em. Ngoài nguy cơ chủ yếu là do không được người lớn trông coi cẩn thận, thì có khánhiều trẻ bị bỏng do bị bạo hành.Trên toàn cầu, có những khác biệt về tỷ lệ bỏng giữa các khu vực. Trẻ nhỏ ở châu Phi cótỷ lệ bị bỏng cao gấp 3 lần so với tỷ lệ toàn cầu. Những bé trai dưới 5 tuổi sống tại cácquốc gia vùng Đông Địa Trung Hải có nguy cơ tử vong do bỏng cao gấp đôi so vớinhững bé trai sống ở những nước có thu nhập thấp và trung bình ở châu Âu. Tỷ lệ thươngtích bỏng phải chăm sóc y tế ở các quốc gia Tây Thái Bình Dương cao gấp 20 lấn so vớivùng châu Mỹ.Nhìn chung, người dân sống tại những nước có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ bịbỏng cao hơn so với người sống tại nước có thu nhập cao. Thậm chí ngay trong cùng mộtquốc gia, nguy cơ bị bỏng cũng có liên quan đến tình trạng kinh tế - xã hội.Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến bỏng, bao gồm: nghề nghiệp phảitiếp xúc với lửa; điều kiện sống nghèo nàn, chật chội và thiếu các phương tiện an toàn;các bé gái phải đảm nhận việc nấu ăn và chăm sóc em nhỏ tại nhà; bị một số bệnh nhưđộng kinh, bệnh thần kinh ngoại biên, tàn tật; nghiện rượu và thuốc lá; dễ dàng kiếmđược hóa chất để hành hung người khác (như tạt axít, xăng...); dùng dầu hỏa để nấu ăn,thắp sáng và sưởi ấm tại hộ gia đình; sử dụng ga và điện không an toàn.Những tình huống dễ gây tai nạn bỏngBỏng xảy ra chủ yếu tại nhà và nơi làm việc. Các cuộc điều tra tiến hành tại Bangladeshvà Ethiopia cho thấy 80-90% trường hợp bỏng xảy ra tại gia đình. Trẻ em và phụ nữthường bị bỏng do bếp lửa, do đánh đổ vật chứa dung dịch nóng hay đổ đèn, nến hoặc donổ bếp lò. Nam giới dễ bị bỏng tại nơi làm việc do lửa, bỏng do hơi nóng hoặc dung dịchnóng, hóa chất và điện.Phòng ngừa bỏngĐầu tiên, cần nhấn mạnh rằng có thể phòng ngừa bỏng. Nhiều quốc gia phát triển đã cótiến bộ đáng kể trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong do bỏng, thông qua phối hợp các chiếnlược phòng ngừa và cải thiện việc chăm sóc người bị bỏng. Nhưng ở các quốc gia có thunhập thấp và trung bình, những tiến bộ trong phòng ngừa và chăm sóc như vậy chưađược áp dụng đầy đủ. Do vậy, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa nhằm làm giảm tỷ lệ tử vongvà tàn tật do bỏng.Các chiến lược phòng ngừa nên nhắm tới mối nguy hiểm do thương tích bỏng, hướng dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều: