Phòng chống virus, spyware, malware...: Tuy dễ mà không dễ!
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 165.75 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phòng chống virus, spyware, malware...: Tuy dễ mà không dễ!
.Virus máy tính là nỗi ám ảnh muôn thuở của bất cứ ai xài máy tính. Virus có thể hiện diện ở bất cứ nơi đâu, dưới bất kỳ hình thức nào, và nếu bạn có nối mạng thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ càng cao.
Để phòng chống virus, một nguyên tắc cơ bản là luôn đề cao cảnh giác. Tuyệt đối không bao giờ mở những e-mail đính kèm lạ, không bao giờ chạy những chương trình thực thi mà không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên chỉ bấy nhiêu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống virus, spyware, malware...: Tuy dễ mà không dễ! Phòng chống virus, spyware, malware...: Tuy dễ mà không dễ! Virus máy tính là nỗi ám ảnh muôn thuở của bất cứ ai xài máy tính. Virus có thể hiện diện ở bất cứ nơi đâu, dưới bất kỳ hình thức nào, và nếu bạn có nối mạng thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ càng cao. Để phòng chống virus, một nguyên tắc cơ bản là luôn đề cao cảnh giác. Tuyệt đối không bao giờ mở những e-mail đính kèm lạ, không bao giờ chạy những chương trình thực thi mà không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên chỉ bấy nhiêu thôi chưa đủ. Bởi vì tình hình hiện nay đã khác trước rất nhiều, virus máy tính ngày càng “tinh ranh” hơn và khó nhận ra hơn. Nhiều khi bạn không bao giờ chạy những file thực thi lạ do người khác gởi đến nhưng máy tính của bạn lại vẫn cứ bị nhiễm virus, thế mới “đau”! Chúng tôi muốn đề cập đến một hiện trạng đáng báo động trong thời gian gần đây, đó là “loạn” virus nội lây lan qua Yahoo! Messenger (YM). Bạn nhận được những đường link gởi qua tin nhắn YM từ nick của người quen với những lời “đường mật” như: “Nhấn vào đây để gửi một trái tim tặng bạn bè”, “Truyện cười nè, click vào xem”, “Đến chết vẫn không chịu làm con ma đói”... Nếu bạn nhẹ dạ cả tin click vào thì ngay lập tức một file .EXE ẩn sẽ được tải về từ Website nhiễm virus và tự động thực thi nếu máy tính của bạn được đặt ở tình trạng an ninh thấp. Sau đó chương trình sẽ khống chế hệ thống, lấy cắp mật khẩu tài khoản Yahoo!, biến sổ địa chỉ của bạn làm nguồn để phát tán virus đến những “nạn nhân” trong đó. Như vậy, cũng giống như sâu lây lan qua e-mail, biện pháp đề phòng loại virus này là không nên nhấp chuột vào những đường link không rõ nguồn gốc. Đó là cách phòng chống về mặt “ý thức”. Tuy nhiên sự đời không đơn giản thế. Bạn cần phải thường xuyên “tiêm ngừa” cho máy tính để nó có “sức đề kháng” vượt qua mọi “bệnh tật”. Thường xuyên truy cập vào trang chủ Microsoft www.microsoft.com để tải về những bản vá lỗi mới nhất cho Windows và trình duyệt IE. Cũng xin nói thêm là trình duyệt IE thường xuyên bị các hacker khai thác lỗi bảo mật nhất, cho nên nếu cảm thấy không “yên tâm”, bạn có thể chuyển sang sử dụng một trình duyệt Web khác, chẳng hạn như Firefox. Tất nhiên bạn cũng nên thường xuyên truy cập vào trang chủ của hãng sản xuất phần mềm để tải về những bản vá lỗi (nếu có). Một điều quan trọng nhất là trên máy bạn phải có ít nhất một phần mềm diệt virus “ngoại” được cài thường trú, và phải bật tính năng tự động bảo vệ lên. Có thể kể đến những phần mềm diệt virus nổi tiếng được tổ chức Topten Reviews đánh giá cao là: BitDefender, Kaspersky, F-Secure Antivirus, PC- cillin, ESET Nod32, McAfee, Norton Antivirus... (xếp theo thứ tự đánh giá từ cao xuống thấp). Theo kinh nghiệm của nhiều người thì BitDefender, Kaspersky diệt virus rất tốt, chúng có khả năng phát hiện và phát cảnh báo ngay lập tức khi bạn truy cập vào những trang Web có chứa virus và mã độc hại. Nên trang bị cho máy tính một phần mềm diệt virus “nội” như D32 hoặc BKAV để chúng bổ sung với các phần mềm diệt virus ngoại vì mỗi phần mềm diệt virus có những ưu nhược điểm riêng. Khi sử dụng các phần mềm diệt virus, bạn nên thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu cho nó để chương trình tăng thêm sức đề kháng chống chọi với những virus mới xuất hiện. Nếu sợ quên, bạn nên bật chức năng “Auto Update” để chúng cập nhật tự động cho bạn. Đa số các chương trình chống virus đều có chức năng nhận dạng virus mới chưa có trong cơ sở dữ liệu, dựa trên những hành tung “đáng ngờ” của chúng, bạn nên bật chức năng này lên, nó sẽ rất hữu ích cho bạn. Cuối cùng, lời khuyên dành cho bạn là nên thường xuyên truy cập vào các trang Web thông tin virus để có thêm nhiều kiến thức về phòng chống virus, càng nhiều càng tốt, vì “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống virus, spyware, malware...: Tuy dễ mà không dễ! Phòng chống virus, spyware, malware...: Tuy dễ mà không dễ! Virus máy tính là nỗi ám ảnh muôn thuở của bất cứ ai xài máy tính. Virus có thể hiện diện ở bất cứ nơi đâu, dưới bất kỳ hình thức nào, và nếu bạn có nối mạng thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ càng cao. Để phòng chống virus, một nguyên tắc cơ bản là luôn đề cao cảnh giác. Tuyệt đối không bao giờ mở những e-mail đính kèm lạ, không bao giờ chạy những chương trình thực thi mà không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên chỉ bấy nhiêu thôi chưa đủ. Bởi vì tình hình hiện nay đã khác trước rất nhiều, virus máy tính ngày càng “tinh ranh” hơn và khó nhận ra hơn. Nhiều khi bạn không bao giờ chạy những file thực thi lạ do người khác gởi đến nhưng máy tính của bạn lại vẫn cứ bị nhiễm virus, thế mới “đau”! Chúng tôi muốn đề cập đến một hiện trạng đáng báo động trong thời gian gần đây, đó là “loạn” virus nội lây lan qua Yahoo! Messenger (YM). Bạn nhận được những đường link gởi qua tin nhắn YM từ nick của người quen với những lời “đường mật” như: “Nhấn vào đây để gửi một trái tim tặng bạn bè”, “Truyện cười nè, click vào xem”, “Đến chết vẫn không chịu làm con ma đói”... Nếu bạn nhẹ dạ cả tin click vào thì ngay lập tức một file .EXE ẩn sẽ được tải về từ Website nhiễm virus và tự động thực thi nếu máy tính của bạn được đặt ở tình trạng an ninh thấp. Sau đó chương trình sẽ khống chế hệ thống, lấy cắp mật khẩu tài khoản Yahoo!, biến sổ địa chỉ của bạn làm nguồn để phát tán virus đến những “nạn nhân” trong đó. Như vậy, cũng giống như sâu lây lan qua e-mail, biện pháp đề phòng loại virus này là không nên nhấp chuột vào những đường link không rõ nguồn gốc. Đó là cách phòng chống về mặt “ý thức”. Tuy nhiên sự đời không đơn giản thế. Bạn cần phải thường xuyên “tiêm ngừa” cho máy tính để nó có “sức đề kháng” vượt qua mọi “bệnh tật”. Thường xuyên truy cập vào trang chủ Microsoft www.microsoft.com để tải về những bản vá lỗi mới nhất cho Windows và trình duyệt IE. Cũng xin nói thêm là trình duyệt IE thường xuyên bị các hacker khai thác lỗi bảo mật nhất, cho nên nếu cảm thấy không “yên tâm”, bạn có thể chuyển sang sử dụng một trình duyệt Web khác, chẳng hạn như Firefox. Tất nhiên bạn cũng nên thường xuyên truy cập vào trang chủ của hãng sản xuất phần mềm để tải về những bản vá lỗi (nếu có). Một điều quan trọng nhất là trên máy bạn phải có ít nhất một phần mềm diệt virus “ngoại” được cài thường trú, và phải bật tính năng tự động bảo vệ lên. Có thể kể đến những phần mềm diệt virus nổi tiếng được tổ chức Topten Reviews đánh giá cao là: BitDefender, Kaspersky, F-Secure Antivirus, PC- cillin, ESET Nod32, McAfee, Norton Antivirus... (xếp theo thứ tự đánh giá từ cao xuống thấp). Theo kinh nghiệm của nhiều người thì BitDefender, Kaspersky diệt virus rất tốt, chúng có khả năng phát hiện và phát cảnh báo ngay lập tức khi bạn truy cập vào những trang Web có chứa virus và mã độc hại. Nên trang bị cho máy tính một phần mềm diệt virus “nội” như D32 hoặc BKAV để chúng bổ sung với các phần mềm diệt virus ngoại vì mỗi phần mềm diệt virus có những ưu nhược điểm riêng. Khi sử dụng các phần mềm diệt virus, bạn nên thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu cho nó để chương trình tăng thêm sức đề kháng chống chọi với những virus mới xuất hiện. Nếu sợ quên, bạn nên bật chức năng “Auto Update” để chúng cập nhật tự động cho bạn. Đa số các chương trình chống virus đều có chức năng nhận dạng virus mới chưa có trong cơ sở dữ liệu, dựa trên những hành tung “đáng ngờ” của chúng, bạn nên bật chức năng này lên, nó sẽ rất hữu ích cho bạn. Cuối cùng, lời khuyên dành cho bạn là nên thường xuyên truy cập vào các trang Web thông tin virus để có thêm nhiều kiến thức về phòng chống virus, càng nhiều càng tốt, vì “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thủ thuật máy tính hiệu nang máy tính mạng máy tính thủ thuật sửa chữa màn hình desktop thanh công cụGợi ý tài liệu liên quan:
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 294 0 0 -
Làm việc với Read Only Domain Controllers
20 trang 278 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 9 (Trọn bộ cả năm)
149 trang 248 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn mạng máy tính
99 trang 238 1 0 -
47 trang 235 3 0
-
Giáo trình Hệ thống mạng máy tính CCNA (Tập 4): Phần 2
102 trang 231 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Thiết kế và cài đặt mạng
3 trang 230 0 0 -
UltraISO chương trình ghi đĩa, tạo ổ đĩa ảo nhỏ gọn
10 trang 202 0 0 -
80 trang 200 0 0
-
Giáo trình Hệ thống mạng máy tính CCNA (Tập 4): Phần 1
122 trang 198 0 0