Thông tin tài liệu:
1. Rửa tay thật sạch Rửa tay thường xuyên cho bé là việc hết sức đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất để “đánh bật” virus gây cảm. Khi bàn tay sạch sẽ, virus sẽ không còn “cơ hội” lây bệnh cho bé. Vì thế, bạn cần rửa tay sau khi thay tã, hỉ mũi hoặc trước khi chuẩn bị đồ ăn cho con… Cha mẹ cũng nên là người làm gương cho bé để con có ý thức tự giác giữ tay luôn sạch sẽ. Mẹo nhỏ: Để lọ gel rửa tay khô trong xe hoặc trong ví của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng cúm cho trẻ khi mùa lạnh đến Phòng cúm cho trẻ khi mùa lạnh đến1. Rửa tay thật sạchRửa tay thường xuyên cho bé là việc hết sức đơn giản nhưng lại hiệu quảnhất để “đánh bật” virus gây cảm. Khi bàn tay sạch sẽ, virus sẽ không còn“cơ hội” lây bệnh cho bé. Vì thế, bạn cần rửa tay sau khi thay tã, hỉ mũi hoặctrước khi chuẩn bị đồ ăn cho con… Cha mẹ cũng nên là người làm gươngcho bé để con có ý thức tự giác giữ tay luôn sạch sẽ.Mẹo nhỏ: Để lọ gel rửa tay khô trong xe hoặc trong ví của bạn để sử dụngtrong trường hợp cần thiết. Ở những nơi công cộng như siêu thị, bạn cầndùng khăn lau tay lúc cầm giỏ hoặc xe đẩy hàng trước khi bắt đầu đi muasắm với bé.2. Tẩy trùngVirus cảm lạnh và cảm cúm có thể sống bên ngoài không khí khoảng 3 giờđồng hồ vì vậy việc khử trùng bằng dung dịch là vô cùng cần thiết, đặc biệtkhi trong nhà hoặc hàng xóm có người đang nhiễm bệnh.Tẩy trùng các thiết bị và đồ dùng mà các thành viên trong gia đình thườngdùng chung. Rửa chén đũa bằng xà phòng và nước nóng. Tốt nhất nên hạnchế cho bé dùng chung đồ với người đang bị nhiễm bệnh để tránh lây.Mẹo nhỏ: Bạn có thể tìm công thức tẩy trùng dễ dàng và không tốn kém trênmạng hoặc trong sách vở. Những thành phần dùng để tẩy trùng khá đa dạng,phong phú và dễ tìm như dấm, dầu cây trà… Đây là những thứ có thể khửtrùng dù không mạnh như thuốc tẩy và một số chất khử trùng chuyên dụngnhưng lại an toàn hơn.3. Tiêm vắc - xinTổ chức y tế khuyến cáo, hàng năm trẻ em từ 6 tháng và người lớn nên tiêmvắc - xin phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và những người xung quanh.Vắc xin - nên tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất trong khoảng tháng 10 – 11.Mẹo nhỏ: Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể tiêm phòng cảm cúm. Việc tiêmphòng cúm trong thời gian thai kỳ còn giúp bảo vệ bé yêu ngay từ trongbụng mẹ.4. Tránh xa khói thuốc láKhói thuốc có khả năng khiến trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấpcao. Những đứa trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá dễ bị nhiễm virus vàthời gian bị bệnh kéo dài hơn những đứa trẻ khác.Mẹo nhỏ: Tránh xa những khu vực có người hút thuốc lá. Trong gia đình,người lớn cũng tuyệt đối không nên hút thuốc để làm ảnh hưởng đến chínhbản thân mình và những người xung quanh.5. Che miệng khi ho và hắt hơiĐể tránh mầm bệnh lây lan, cha mẹ hãy dạy bé dùng tay che miệng khi hovà hắt hơi. Phương pháp hiệu quả nữa là sử dụng khăn giấy dùng một lần.Sau khi bé hắt hơi vào khăn giấy (hoặc vào tay), bạn hướng dẫn bé rửa tayngay lập tức.6. Tránh tiếp xúc người bị cảm cúmBảo vệ bé yêu của bạn khỏi virus cúm bằng cách không để bé ở gần vớingười bị cảm lạnh hoặc bị cúm. Nếu trong nhà hoặc ở lớp bé có người bịcảm cúm, tốt hơn hết là dặn cô giáo hạn chế để bé tiếp xúc gần với các bạnbị bệnh.7. Giữ cơ thể khỏe mạnhMột cơ thể khỏe mạnh sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, có khả năngchống lại virus dễ dàng hơn.Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cố gắng duy trì càng lâu càng tốtvì sữa mẹ có khả năng cung cấp hệ miễn dịch cho bé rất tốt. Các kháng thểtrong sữa mẹ có thể bảo vệ bé chống lại một loạt các vi trùng. Cho trẻ mộtchế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và vận động thường xuyên để tăngcường sức đề kháng.