Thông tin tài liệu:
Tiểu đường (TĐ) là một trong những vấn đề trọng tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Tổ chức y tế thế giới (WHO) trong thế kỷ 21. Nguy cơ chủ yếu đe dọa sức khỏe cộng đồng là do các biến chứng của bệnh. Các biến chứng do TĐ gây ra có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Một vấn đề quan trọng là ngay ở thời điểm mới được chẩn đoán, có 50% người bị TĐ típ 2 đã có biến chứng. Vì vậy, quan tâm đến các biến chứng của bệnh ngay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng ngừa biến chứng do tiểu đường Phòng ngừa biến chứng do tiểu đường Tiểu đường (TĐ) là một trong những vấn đề trọng tâm trong chăm sócsức khỏe cộng đồng của Tổ chức y tế thế giới (WHO) trong thế kỷ 21. Nguycơ chủ yếu đe dọa sức khỏe cộng đồng là do các biến chứng của bệnh. Cácbiến chứng do TĐ gây ra có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Một vấn đềquan trọng là ngay ở thời điểm mới được chẩn đoán, có 50% người bị TĐ típ2 đã có biến chứng. Vì vậy, quan tâm đến các biến chứng của bệnh ngay từban đầu khi mới được chẩn đoán là điều thực sự cần thiết và hết sức quantrọng, có ý nghĩa liên quan đến sự sống cũng như chất lượng cuộc sống củangười bệnh. Tuy nhiên, ngày nay tiến bộ khoa học trong y khoa đã thúc đẩy việc điều trịTĐ ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịpthời các biến chứng có thể mang lại chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn chongười bị TĐ. Các nghiên cứu như nghiên cứu UKPDS tại Anh, nghiên cứu DCCTtại Mỹ, đã cho thấy khi kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp ngăn ngừa hoặc làmgiảm tỉ lệ các biến chứng. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Biểu hiện đặc trưng của bệnh TĐ là tình trạng đường trong máu tăng caodo thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Đường huyết tăng cao kéo dài sẽ làm tổnthương các mạch máu, do đó làm tổn thương các mô, cơ quan trong cơ thể và gâybiến chứng. Tất cả các loại mạch máu nhỏ (vi mạch) hay mạch máu lớn trong cơthể đều có thể bị tổn thương. Người ta phân loại biến chứng mạch máu bao gồmbiến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn. Các biến chứng mạchmáu nhỏ, xảy ra ở các mạch máu nuôi dưỡng mắt, thận và thần kinh. Các biếnchứng mạch máu lớn thường xảy ra ở những mạch máu nuôi dưỡng tim, não vàchi. Biến chứng mạch máu nhỏ * Mắt: Biến chứng ở mắt là biến chứng thường gặp. Từ năm 1935, biếnchứng này bắt đầu được biết đến. Biến chứng ở mắt có thể là bệnh lý võng mạc doTĐ, đục thủy tinh thể… Biến chứng mắt có thể dẫn đến giảm thị lực, mù mắt. Vàđây là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất ở Anh đối với lứa tuổi 16 - 64. Tuy biến chứng có thể nặng nề, vì gây giảm thị lực hoặc mù, nhưng có thểngăn ngừa được và có thể giúp làm giảm mức độ trầm trọng của biến chứng nhờnhững can thiệp y khoa sớm. Để ngăn ngừa biến chứng cần phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Bêncạnh đó, còn phải kiểm soát huyết áp, kiểm soát bệnh thận TĐ và kiểm tra proteinniệu, vì còn có sự phối hợp của tình trạng tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạnlipid máu, bệnh lý thần kinh với sự khởi phát và tiến triển của bệnh lý võng mạcdo TĐ. Tuy nhiên, các biến chứng của bệnh thường diễn ra từ từ, tiến triển lặng lẽ.Do đó, để phát hiện sớm biến chứng, người bệnh nên thực hiện đúng theo lịchkhám tầm soát định kỳ về mắt. Việc khám mắt sẽ được thực hiện định kỳ mỗi nămmột lần đối với người TĐ típ 1 đã mắc bệnh 5 năm, đối với TĐ típ 2 thì việc nàyphải được tiến hành ngay ở thời điểm bệnh mới được phát hiện. Nếu người bị TĐcó thai, việc khám mắt cần thực hiện thường xuyên hơn. Lịch khám là trước khi cóthai, sau đó định kỳ 3 tháng một lần và 6 tuần sau khi sinh em bé. *Thận: Các nghiên cứu về biến chứng của bệnh cho thấy, 1/5 số bệnhnhân TĐ típ 2 thường có xảy ra biến chứng ở thận. Bệnh thận TĐ làm giảm chấtlượng sống của người bệnh, làm gia tăng nhanh chóng chi phí điều trị. Bệnh thậnTĐ là nguyên nhân chính của suy thận giai đoạn cuối. Gần 50% số người bị bệnhthận giai đoạn cuối là những người bị TĐ. Biến chứng ở thận là do đường huyếttăng cao kéo dài cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác như tăng huyết áp, nhiễmtrùng tiểu… làm các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bịảnh hưởng. Khi xuất hiện protein trong nước tiểu (đạm niệu) chứng tỏ có các tổnthương tại thận. Do đó, thử nước tiểu thường xuyên có thể phát hiện sớm nhữngthay đổi về chức năng thận. Cách tốt nhất để phòng ngừa tổn thương thận là ngăn chặn các yếu tố cókhả năng làm tăng nguy cơ bị biến chứng ở thận do TĐ như: huyết áp phải đượckiểm soát tốt, điều trị nhiễm trùng đường tiểu kịp thời, không hút thuốc lá. Duy trìmột chế độ ăn thích hợp để giúp kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Trongtrường hợp đã có dấu hiệu tổn thương tại thận nên áp dụng chế độ ăn ít muối, ítchất đạm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh TĐ rất dễ bị nhiễm trùng tiểu, nhưng các triệu chứng báo hiệunhư tiểu gắt, tiểu buốt, đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày… nhiều khi khôngbiểu hiện rõ. Do vậy, cần làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường xuyênvà khi có dấu hiệu nghi ngờ. Thường kỳ xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽđược thực hiện ở mỗi lần bệnh nhân đi khám bệnh nhằm giúp phát hiện các dấuhiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Để phát hiện các tổn thương thận sớm, cần tầmsoát bằng việc làm các xét nghiệm phát hiện đạm trong nước tiểu. Các xét nghiệmcó thể là định lượng v ...