Tử Nha thấy Hồng Cẩm bị trói từ trên sa xuống biết là Long Kiết công chúa đã bắt được đem về. Chẳng bao lâu, Long Kiết công chúa vào phủ, Tử Nha đứng dậy thưa:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong Thần Diễn Nghĩa-Hồi 67 Hứa Trọng Lâm Phong Thần Diễn Nghĩa Hồi 67 Ðàn Kim Ðài, Tử Nha bái TướngTử Nha thấy Hồng Cẩm bị trói từ trên sa xuống biết là Long Kiết công chúa đã bắt được đem về. Chẳng bao lâu, Long Kiết công chúa vào phủ, Tử Nha đứng dậy thưa: - Nhờ công chúa cứu độ, xã tắc và muôn dân đều mang ơn. Long Kiết công chúa nói: - Từ lúc tôi xuống Tây Kỳ đến nay chưa lập được công chi, nay bắt Hồng Cẩm về đó, tùy ý Thừa tướng xử trí. Nói rồi vào phòng an nghỉ. Tử Nha truyền dẫn Hồng Cẩm đến và nói: - Những tướng nghịch mạng như ngươi chẳng tướng nào trở về được. Liền truyền Nam Cung Hoát đem ra pháp trường xử trảm. Nam Cung Hoát vâng lệnh vừa dẫn ra, bỗng có một ông già vừa chạyPhong Thần Diễn Nghĩa đến thở hổn hển, la lớn: - Hãy khoan chém đã.Nam Cung Hoát thấy ông lão ấy dung mạo như một đạo sĩ, nên không dám trái lời, vội chạy vào phủ thưa với Tử Nha: - Có một vị đạo nhân đến ngăn cản, không cho chém Hồng Cẩm, xin Thừa Tướng quyết định lẽ nào? Tử Nha truyền mời đạo sĩ vào. Ðạo sĩ nói với Tử Nha:- Tôi là Nguyệt Hiệp lão nhân Nguyệt lão đến đây vì Phù Nguyên tiên ông có nói Long Kiết công chúa và Hồng Cẩm trời định mối lươngduyên và Thừa Tướng sẽ có thêm một tướng phá năm ải, vì vậy lão phu đến đây, xin Thừa Tướng chớ cãi lời. Tử Nha nghĩ thầm: - Long Kiết công chúa là một vị tiên cô trên thượng giới, lẽ nào sánh duyên với một kẻ phàm tục? Nghĩ rồi truyền Ðặng Thiền Ngọc đến kể hết mọi điều, và dạy ÐặngThiền Ngọc trao lời lại với Long Kiết công chúa, xem Long Kiết công chúa quyết định như thế nào.Phong Thần Diễn NghĩaÐặng Thiền Ngọc tuân lệnh, mời công chúa qua phòng mình đàm đạo. Long Kiết công chúa hỏi Ðặng Thiền Ngọc: - Cô nương mời ta qua đây nói chuyện chi? Ðặng Thiền Ngọc nói:- Nay Nguyệt lão đến đây bảo Long Kiết công chúa có nhân duyên vớiHồng Cẩm, vì tơ duyên đã buộc chân, Thừa Tướng và Nguyệt lão đang bàn luận trong trướng. Long Kiết công chúa hỏi: - Vì sao cô nương lại nói chuyện ấy với ta? Ðặng Thiền Ngọc nói: - Thừa Tướng cho đòi tôi đến, bảo tôi thưa lại với công chúa, xem ý kiến Long Kiết công chúa quyết định lẽ nào cho niết. Long Kiết công chúa than:Phong Thần Diễn Nghĩa - Vì ta phạm tội, bị đày xuống núi Phụng Hoàng không được về cungDiêu Trì hầu hạ mẹ ta là Vương mẫu. Nay xuống đây giúp Thừa Tướngchinh Ðông, lập công chuộc tội để sớm được về cõi tiên, không ngờ lại mắc dây oan nghiệt! Ðặng Thiền Ngọc không dám nói nữa.Bỗng có Tử Nha và Nguyệt lão bước tới, Long Kiết công chúa và Ðặng Thiền Ngọc ra chào. Nguyệt lão nói: - Bởi công chúa vương chút duyên trần nên phải đọa vào cảnh tục, nợtrần thế xong rồi thì mai sau cũng trở về tiên. Vả Tử Nha cũng gần báitướng đăng đàn, vào lấy Ngũ quan, Long Kiết công chúa và Hồng Cẩmđều có sức giúp đỡ, lưu tiếng ngàn thu, cũng nên lập một chút công chotiêu tội, mai sau Diêu Trì kim mẫu sẽ có chiếu chỉ rước về. Số trời định như vậy chẳng lẽ trái được. Bần đạo tuân lệnh Phù Nguyên tiên ông đến đây tác hợp, nếu trễ chút nữa, Hồng Cẩm bị chém đầu thì cuộcnhân duyên lỡ làng, chúng tôi mang tội và công chúa vẫn còn dai dẳng nợ hồng trần Long Kiết công chúa nói: - Không ngờ dây oan trái tìm đến vấn vương. Tiên ông là người coi việc nhân duyên trong thiên hạ, ta làm sao cãi được. Nguyệt lão và Tử Nha mừng rỡ, liền tha Hồng Cẩm, đem thuốc tiênPhong Thần Diễn Nghĩa đơn xức các vết thương, định ngày phối ngẫu. Hồng Cẩm được xe duyên cùng Long Kiết công chúa, còn gì sung sướng hơn, vội ra ngoài thành bảo Quý Khương đem binh đến hàng Châu. Ðêm Hồng Cẩm và Long Kiết công chúa động phòng hoa chúc vào ngày mồng ba tháng ba, năm thứ hai mươi của niên hiệu vua Trụ.Rạng ngày Võ Vương lâm triều, bá quan chầu chực, Tử Nha dâng biểu như sau: Tôi dâng sớ là Thừa tướng Khương Thượng, trôm nghe trời đất là cha mẹ muôn loài, con người khôn ngoan hơn vạn vật. Làm vua trị nước, làm thầy dạy dân, giúp Thượng Ðế trấn bốn phương, vỗ an trăm họ. Nay Ân Thọ bỏ nghiệp Thành Thang, bá tánh không an, trời đất đều giận. Trụ Vương giết tôi can gián, bỏ đạo luân thường, xa kẻ trung lương, mê đường tửu sắc, cứ việc ăn ...