Cao Kế Năng cự không lại năm tướng, liền nhảy trái ra ngoài bỏ chạy. Năm tướng đốc quân đuổi theo. Cao Kế Năng quen miếng cũ, liền mở túi ong thả ra, ong bay nườm nượp như mây mù, rợp cả trời đất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong Thần Diễn Nghĩa-Hồi 70 Hứa Trọng Lâm Phong Thần Diễn Nghĩa Hồi 70 Chuẩn Ðề hóa phép cỡi CôngCao Kế Năng cự không lại năm tướng, liền nhảy trái ra ngoài bỏ chạy. Năm tướng đốc quân đuổi theo. Cao Kế Năng quen miếng cũ, liền mở túi ong thả ra, ong bay nườm nượp như mây mù, rợp cả trời đất. Văn Sinh sợ ong cắn giục ngựa chạy như bay, Sùng Hắc Hổ gọi lớn: - Ðã có ta đây còn sợ gì loài ong! Nói rồi mở nắp hồ lô, khói đen bay ra , hóa thần con thần ưng rất lớn, bay liệng một vùng, bắt loài ong ăn hết, Cao Kế Năng thấy ong phép mình bị chim thần ăn hết, tức giận trở lại giao chiến một hồi nữa, năm tướng lại xúm nhau lại vây Cao Kế Năng vào giữa.Khổng Tuyên lúc đó ở trong dinh, nghe tiếng quân ó vang trời, liền hỏi tả hữu:Phong Thần Diễn Nghĩa - Quân ta giao đấu với tướng nào mà không thắng được? Tả hữu thưa: - Ðó là quân Cao tướng quân đánh với Hắc Hổ đó. Khổng Tuyên liền lên ngựa ra khỏi dinh, thấy năm tướng vây Cao KếNăng vào giữa, còn Cao Kế Năng tay chân đã quýnh quáng, đỡ không nổi nữa.Khổng Tuyên liền phi ngựa đến trợ chiến, nhưng không kịp, Hoàng PhiHổ đã lanh tay chém Cao Kế Năng một đao bay đầu, trả thù cho Hoàng Thiên Hóa. Khổng Tuyên thấy đại tướng mình tử trận, giận đỏ mặt hét lớn: - Lũ chuột này dám vô lễ thế sao? Hoàng Phi Hổ thấy Khổng Tuyên ra trận, nói lớn: - Khổng Tuyên, ngươi không biết cơ trời nên phải bỏ mình. Khổng Tuyên cười lớn: - Ta cần gì phải nói chuyện với chúng bây là loài cây cỏ.Phong Thần Diễn Nghĩa Năm tướng áp lại vây Khổng Tuyên vào giữa. Khổng Tuyên thấy năm tướng sức mạnh phi thường, không dám đánh lâu, liền chuyển mình hóa thành năm đạo hào quang chụp xuống, bắt hết năm tướng đem về trại. Binh tướng hấy mất năm tướng, thất kinh chạy về báo với Tử Nha:- Võ Thành Vương đâm chết Cao Kế Năng nhưng bị Khổng Tuyên hóa hào quang bắt hết năm tướng. Tử Nha thất kinh nói: - Giết được một tướng mà mất hết năm tướng thì tai hại quá nhiều, chúng ta không nên giao đấu nữa. Khổng Tuyên thấy trong dinh Châu không có tướng ra trận, liền đem năm tưóng về dinh, ném xuống đất, năm tướng đều mê man, bất tỉnh.Phong Thần Diễn Nghĩa Khổng Tuyên truyền đem nhốt vào ngục, chờ giải về Triều Ca.Kế đó Khổng Tuyên kiểm điểm binh mình, thấy không còn một tướngnào để sai khiến nữa, tính đồn binh tại đó, đợi xin thêm vài người tướng phụ, rồi sẽ tính đến chuyện giao binh. Bấy giờ Tử Nha phiền não vô cùng, vì không biết cách nào để trừ Khổng Tuyên. Kịp lúc Dương Tiễn vừa giải lương về, thấy dinh trại quân hai bên đóng sát nhau mà không giao chiến lấy làm lạ, nghĩ thầm:- Nguyên soái kéo binh đi đã lâu, sao chưa qua khỏi Kim Kê lãnh. Còn đạo binh nào đóng nơi đây cản đường, có vẻ hùng dũng thế kia. Quân sĩ trông thấy Dương Tiễn liền vào báo với Tử Nha: - Dương tướng quân đã giải lương về đến. Tử Nha nghe tin mừng rỡ liền truyền đòi vào. Dương Tiễn thưa: - Tôi vận lương đủ số ba ngàn hộc, không trễ ngày giờ. Tử Nha khen:Phong Thần Diễn Nghĩa - Quan đốc lương có công lắm. Dương Tiễn nói: - Chẳng hay đạo binh nào cản đường mà binh ta không tiến nổi?Tử Nha thuật lại chuyện có hào quang năm sắc lợi hại bắt một lúc năm tướng, nên không dám sai ai xuất quân. Dương Tiễn nghe Hoàng Thiên Hóa tử trận vừa buồn vừa bực, nói: - Nó là loài yêu quái nào mà thần thông như thế. Tôi còn cất gươngchiếu yêu của Vân Trung Tử sư thúc đây, để ngày mai Nguyên soái ra binh, tôi đem kính chiếu thử coi nó thuộc giống gì thì trừ không khó. Tử Nha nói: - Tướng quân tính rất phải. Ðể sáng mai ta cùng tướng quân ra binh.Phong Thần Diễn Nghĩa Nam Cung Hoát và Võ Kiết nói với Dương Tiễn: - Chẳng biết Khổng Tuyên bắt năm tướng đem đi đâu. Nó có năm sắc hào quang lợi hại lắm, chúng ta làm sao cứu được năm tướng ấy? Dương Tiễn nói: - Phải xem nó là loài yêu quái nào mới định kế được. Các anh cứ yên tâm, ngày mai sẽ định liệu. Ngày hôm sau, trời vừa rựng sáng. Tử Nha kéo binh ra trước trận kêu Khổng Tuyên ra giao chiến. Quân vào báo lại., Khổng Tuyên liền cầm thương ra trận, kêu Tử Nha ...