Tham khảo bài viết phong trào cần vương chống pháp của vua hàm nghi (1885-1896), tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong trào Cần Vương chống Pháp của Vua Hàm Nghi (1885-1896)Phong trào Cần Vương chống Pháp của Vua Hàm Nghi (1885-1896)1. Sự bùng nổ của phong trào.Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đãchấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiếncủa nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Vả lại, thực dânPháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn cácđịa phương ở xứ Bắc và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế,thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà chúng gọi là giaiđoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng.Trong triều, phe chủ chiến dù khó khăn, vẫn không nản chí. Vấn đềtrước mắt họ là phải tìm ra một nhân vật mà phái chủ chiến có thểkhống chế được để đưa lên ngôi.Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, sớmtỏ ra có khí phách ngay trước mặt tên Trú sứ Rây na (Rheinart) và các sĩquan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng quang của mình tại kinh thànhHuế.Đại biểu cho phe chủ chiến trong triều là Phan Đình Phùng, Ông ÍchKhiêm, Trần Xuân Soạn... đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913).Mặc dù có những điểm bất đồng trong chuyện phế lập, nhưng phái chủchiến và đa số hoàng tộc đã nhanh chóng thông qua kế hoạch táo bạođánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu vực Kinh thành củaTôn Thất Thuyết.Lực lượng quân Pháp ở Huế có tới 2300 tên do tướng Đờ Cuốc xy (DeCourcy) chỉ huy nhằm tiêu diệt lực lượng chủ chiến của Tôn ThấtThuyết.Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn ThấtThuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Phápmất 4 sĩ quan và trên 60 lính. Nhưng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ nênkhi quân Pháp phản công, quân ta bị động, thiệt hại rất lớn. Tôn ThấtThuyết phải đưa xa giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra Quảng Trị màtừ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở.Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885,Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất, nêu lại sự kiện sự biếnKinh thành, hô hào dân chúng phò Vua cứu nước. Ngày 19-9-1885, khiPháp vội vã đưa Đồng Khánh lên làm Vua bù nhìn ở Huế, Hàm Nghixuống chiếu lần thứ hai, bóc trần âm mưu của Pháp, cảnh cáo thế lựcđầu hàng của Đồng Khánh và nêu cao tính chính thống, chính nghĩa củamình.Quân Pháp đánh chiếm Quảng Bình tháng 7-1885, Nghệ An tháng 8-1885, Quảng Nam tháng 12-1885 để bao vây chặt lực lượng chủ chiến.Mặt khác, chúng ra sức khủng bố, mua chuộc những người có liên quanđến sự kiện còn ở Kinh thành, tăng cường lực lượng ngụy binh, tô vẽcho triều đình Đồng Khánh vừa dựng lên một cách vội vã.Nhưng tất cả hành động đó của chúng không ngăn được một phongtrào dân tộc võ trang đã âm ỉ sục sôi, chỉ đợi dịp nổ bùng.2. Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương* Giai đoạn thứ nhất ( 1885 - 1888)Lúc đầu, Triều đình Hàm Nghi với sự phò tá của 2 người con Tôn ThấtThuyết là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủNguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng núi QuảngBình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng ẤuSơn (Hà Tĩnh). Đây là trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêunước khi dòng họ mình nói chung đã hàng giặc. Để chiến đấu lâu dài,Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xâydựng lực lượng kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.Tháng 12-1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert), Đồng Khánhxuống 1 dụ kêu hàng, nhưng không một ai trong Triều đình Hàm Nghichịu buông súng.Ngược lại, chưa bao giờ cả nước ta lại có nhiều cuộc khởi nghĩa đếnnhư thế dưới ngọn cờ Cần Vương. Trong giai đoạn đầu này, phong tràoCần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và Nam Kỳ. Ở TrungKỳ, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ; QuảngNam là Trần Quang Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu ; Quảng Ngãi làLê Trung Đình ; Bình Định là Mai Xuân Thưởng . . .Bắc Kỳ cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở ĐôngTriều, Cai Kinh ở Bắc Giang, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc...Đặc biệt, xứBắc Kỳ cũng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có sức chiếnđấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định;Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh CôngTráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, Hương Khê(Hà Tĩnh)...* Giai đoạn thứ hai ( 1888- 1896)Đêm 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của TrươngQuang Ngọc tại vùng núi Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ông bị đày điAngiêri.Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa cógiảm bớt, nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn.Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dàingày đầu tháng 1-1887 của 3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh CôngTráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo kế hoạch đãđịnh. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trậnđáng kể và chỉ rút lui khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887.(5)Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúpcủa các thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước, người Mường là Hà VănMao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa Hùng Lĩnh,kéo dài tới năm 1892.Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, vớilối đánh du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩaquân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưngcũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩaHương Khê. Kế thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ,Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, NgôQuảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch... đã đưacuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời CầnVương.Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa,Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang) kết hợp lốiđánh du kí ...