Danh mục

Phòng trị bệnh loét hại cây chanh

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 79.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào mùa mưa cây chanh thường có hiện tượng xuất hiện những đốm nhỏ sần sùi, màu nâu nhạt, mọc nhô cao lên khỏi bề mặt của lá, xung quanh những đốm này có quầng vàng, nếu bị nặng có thể làm cho lá bị khô, rụng sớm. Đấy là lúc cây chanh đã bị bệnh loét gây hại. Bệnh này do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv.citri gây ra. Bệnh còn gây hại ở các cây có múi khác như cam, quýt, bưởi, quất, nhưng nặng nhất là ở cây chanh. Khi cây đã bị bệnh thì rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trị bệnh loét hại cây chanh Phòng trị bệnh loét hại cây chanhVào mùa mưa cây chanh thường có hiện tượng xuất hiện những đốm nhỏ sần sùi,màu nâu nhạt, mọc nhô cao lên khỏi bề mặt của lá, xung quanh những đốm này cóquầng vàng, nếu bị nặng có thể làm cho lá bị khô, rụng sớm. Đấy là lúc cây chanhđã bị bệnh loét gây hại. Bệnh này do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv.citrigây ra. Bệnh còn gây hại ở các cây có múi khác như cam, quýt, bưởi, quất, nhưngnặng nhất là ở cây chanh. Khi cây đã bị bệnh thì rất khó chữa trị, vì thế, để hạn chế tác hại cần chủ độngáp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm. Sau đây là một số biện pháp chính: - Không chiết nhánh ở những cây bị bệnh, không trồng cây con đã nhiễm bệnh. - Thiết kế liếp trồng hình mai rùa, cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa đểhạn chế ẩm độ trong vườn. - Không trồng quá dày để vườn chanh luôn thông thoáng. - Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, nên bón thêm phân h ữu cơ đã hoaimục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây. Khi cây đã bị bệnh nên bón thêmkali. - Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ và thu gom những cành lá đãbị bệnh. Nếu làm tốt biện pháp này sẽ có hiệu quả phòng ngừa rất cao. - Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gâybệnh thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của loại sâu này (chú ýcác đợt cây ra đọt, lá non). - Khi cây đã nhiễm bệnh, tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnhlây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây. - Ở những vườn thường bị bệnh gây hại cần dùng một trong những loại thuốcnhư: Saipan 2SL; Cansumin 2L; Kasumim 2L; Kasuran 47WP... để phun xịt vàolúc cây đang phát triển lá non. Từ khi cây đậu trái cho đến khi thu hoạch, định kỳ2 tuần phun một lần. Với những vườn đang bị hại nhiều có thể dùng một trong các thuốc như:Saipan 2SL, Kasuran 47WP, Kasumin 2L... đ ể phun trị bệnh./.

Tài liệu được xem nhiều: