Danh mục

Phòng trị bọ rầy đầu vàng gây hại mía

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bọ rầy đầu vàng gây hại cây mía đường xuất hiện nhiều trong năm nay, được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Trà Vinh, Công ty Mía đường Trà Vinh phát hiện và loan báo vào giữa tháng 8/2006.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trị bọ rầy đầu vàng gây hại mía Phòng trị bọ rầy đầu vàng gây hại mía Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Bọ rầy đầu vàng gây hại cây mía đường xuất hiện nhiều trong năm nay,được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Trà Vinh, Công ty Mía đường Trà Vinhphát hiện và loan báo vào giữa tháng 8/2006. Hiện nay các Chi cục BVTV một sốtỉnh miền Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Hậu Giang cũng đã loan báo thiệt hạinghiêm trọng của bọ rầy đầu vàng trên vùng nguyên liệu mía đường. Dự báo khảnăng còn lây lan gây hại các trà mía hiện tại và muộn hơn. Thiệt hại do bọ rầy đầuvàng rất nghiêm trọng. Cây mía kém phát triển, năng suất thấp, độ đường khôngđạt. Vừa qua, đội bác sĩ cây trồng lưu động của Cty BVTV Sài Gòn phối hợpvới Chi cục BVTV và Nhà máy Đường Trà Vinh, có mặt tại vùng mía nguyên liệuhuyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang bị rầy gây hại nặng, tiến hành thăm đồng, xácđịnh đối tượng gây hại, phun trình diễn một số công thức thuốc phòng trị bọ rầy.Kết quả thu được rất khả quan: Các loại thuốc cũng như cách phun xịt đạt hiệu quảcao, an toàn và tiết kiệm cho nông dân trồng mía và người trực tiếp phun xịt . Sau đây, xin giới thiệu cùng bà con biện pháp phòng trừ hiệu quả bọ rầyđầu vàng trên cây mía tại Trà Vinh: 1- Trồng tập trung đồng loạt theo từng vùng nguyên liệu. 2- Phát hiện bọ rầy sớm, nếu thấy dưới 5 con (rầy non và trưởng thành) trênđọt và có các loài thiên địch ăn rầy (con đuôi kềm, nhện, bọ rùa) thì chưa phunthuốc. Khi thấy từ 5 con trở lên trên 1 đọt thì phun thuốc phòng trừ. Vì cùng lúc córầy lớn, rầy nhỏ và cả trứng, nên công thức thuốc phun phải có loại thuốc có tácđộng diệt trứng rầy (như dầu khoáng SK99, Butyl). Nên phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày. 3- Thuốc pha thuốc theo 1 trong 2 công thức sau: - Công thức 1: Dragon 585EC (10cc) + Butyl 10WP (25gr) hoặc Butyl400SC (5cc) cho bình 8lít nước. - Công thức 2: Dragon 585EC (10cc) + dầu khoáng SK99 (25cc) cho bình8lít nước. Nếu phun bằng máy phun thì dùng phuy 50 lít chứa nước thuốc để dễ dichuyển. Theo công thức trên, liều lượng thuốc tăng gấp 5 lần cho 50 lít nước. 4- Cách phun thuốc: a. Ngọn mía cao ngang ngực người phun: Sử dụng bình bơm đeo vai, bơmđầy hơi đi theo hàng mía, chỉnh béc phun vừa phải, phun ướt các lá ngọn. b. Ngọn mía cao khỏi đầu người phun: Sử dụng bình phun áp lực (có máynổ hoặc môtơ nén hơi). Chuẩn bị dây phun dài theo hàng mía. Người phun đi theohàng mía, đưa béc phun ướt ngọn lá, cùng đi trên 1 rãnh, đi tới phun 1 hàng, đi lùiphun 1 hàng. Phải có 1 người phụ bung dây và thu dây phun để không vướng dây. c. Trong điều kiện hộ nông dân không có máy phun: Có thể tự chế dụng cụphun lên cao bằng bình phun nén hơi loại 8 lít, tháo rời chuôi điều chỉnh và cầnphun, nối vào 2 đầu ống dẫn nước bằng nhựa dẻo dài đến ngọn mía, khi phun chấpcây sào dài đến ngọn mía để phun. Chú ý: Vì phun thuốc trên cao, gió tạt và thuốc rất dễ rơi vào vùng đầu vàmặt nên chú ý bảo hộ lao động kỹ, phun khi trời mát. 5 - Kết quả: Mật số trước khi phun (rầy trưởng thành+rầy non) 20 con/ngọn mía, sau khi phun thuốc 1 giờ, cả rầy trưởng thành và rầy non đều có biểuhiện nhiễm thuốc, lừ đừ, chậm chạp, cánh bẹt. Một ngày sau, kiểm tra cho thấyhiệu quả phòng trừ rất cao: Rầy chết 98% cả rầy mẹ lẫn rầy con. Công thức phunthuốc trên còn có tác dụng phòng trừ cả rệp sáp, rệp bông, hạn chế trứng rầy nởlứa sau, hiệu lực cao và kéo dài, tăng khả năng bám dính, ít bị rửa trôi khi mưa docộng chung với dầu khoáng SK99 hoặc Butyl 10WP (hay Butyl 400SC).

Tài liệu được xem nhiều: