Hàng năm, cứ đến lúc trời chuyển mùa, nhiều người có thể bị mắc vài cơn cảm lạnh và đôi khi nhiễm siêu vi khuẩn cúm. Thường thường những cơn cảm lạnh này có thể hết trong một vài ngày ở người có sức khỏe bình thường, nhưng với những người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh kinh niên, trẻ em suy dinh dưỡng, cảm cúm có thể rất nguy hiểm đến tính mạng.Phân biệt cảm lạnh và cúm Nếu người nào bị khổ sở vì cơn nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm mình mẩy,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trị cảm cúm theo y học thiên nhiên Phòng trị cảm cúm theo y học thiên nhiên Hàng năm, cứ đến lúc trời chuyển mùa, nhiều người có thể bị mắc vàicơn cảm lạnh và đôi khi nhiễm siêu vi khuẩn cúm. Thường thường những cơncảm lạnh này có thể hết trong một vài ngày ở người có sức khỏe bình thường,nhưng với những người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh kinh niên, trẻem suy dinh dưỡng, cảm cúm có thể rất nguy hiểm đến tính mạng. Phân biệt cảm lạnh và cúm Nếu người nào bị khổ sở vì cơn nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm mìnhmẩy, ho, đau cổ họng, có thể gần như chắc chắn là bạn đã bị cúm vì virusinfluenza hay A H3. Các triệu chứng cúm này cũng tương tự khi mắc phải viruscúm chim H5N1, cúm SARS, cúm A (H1N1)… Cảm lạnh thường xảy ra khi một vài vi khuẩn tiếp xúc với lớp màng nhàycủa mũi gây nên nghẹt mũi, nhảy mũi, ngứa cổ họng vì đờm ứ, ho, chảy nước mũi.Cảm lạnh cũng có thể do vi khuẩn có sẵn trong họng hầu (không gây bệnh), nhưngnếu cơ thể bị lạnh, bị mệt mỏi và suy giảm miễn dịch thì vi khuẩn ấy lại trỗi dậygây cảm. Làm sao phòng ngừa được cảm lạnh hoặc cúm? Cách tốt nhất vẫn là đừng để bị lây bệnh. Như chúng ta đều biết trongkhông khí nơi đông người sẽ chứa đủ loại siêu vi, vi khuẩn bởi đủ mọi lý do, nhưlan truyền qua môi trường do nói chuyện, ho hen, hắt hơi, đàm nhớt khạc từ nhữngngười mắc bệnh, từ thú rừng cảnh, động vật nuôi, kể cả heo, gà, vịt… Khi hít ngửikhông khí ô nhiễm này, chúng ta có nhiều nguy cơ lây bệnh. Chúng ta cũng có thểmắc bệnh qua những đụng chạm vật chất như khi cầm nắm, tiếp xúc với đồ vật,ống nghe điện thoại, nước uống vòi máy công cộng, dùng khăn ướt hàng quánkhông được vô trùng, những dao muỗng, nĩa, ly tách hàng quán khi ăn, uống hoặctiếp xúc với động vật hoang dã, vật nuôi như heo, gà... Đã có nhiều công trìnhchứng minh siêu vi cúm, kể cả SARS có thể truyền cho người qua heo, gà, chồnhương, chồn mướp, khỉ và vô số chim, chuột và động vật hoang dã khác. Vậychúng ta nên tránh tiếp xúc và rửa tay kỹ lưỡng nhiều lần trong ngày, tránh đụngtay vào mắt, miệng nếu tay không sạch, nên ăn uống điều hòa, uống nhiều nước,điều độ trong lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí... Nếu đã có triệu chứng bị cúm thì điều trị ra sao? Mận Syzygium samarangense Theo nguyên tắc chung, hầu hết các bệnh do virus (siêu vikhuẩn) đều không làm chết người nhanh chóng nếu cơ thể người bệnh có sức đềkháng tốt, vì sức đề kháng của cơ thể luôn ức chế không để virus phát triển. Vì thếcảm, cúm sẽ tự lành sau vài ba ngày, nhờ cơ chế nóng sốt để ức chế sự sinh sảnsiêu vi, đồng thời hệ miễn dịch tấn công siêu vi. Do đó việc đầu tiên là nâng caosức đề kháng bằng cách uống ngày 1 viên đa sinh tố khoáng chất. Nếu trong viênthuốc ấy không có kẽm thì uống kèm thêm 1 viên kẽm 15 mg và 200 - 500 mgsinh tố C và nằm nghỉ. Biện pháp nồi xông cổ truyền với vài ba thứ lá như Sả, Bạch đàn, Tràm,Kinh giới, Ổi, Mận, Chanh, Bưởi… rồi ăn cháo giải cảm nóng với nhiều Hành,Tỏi, Ngò, Gừng, Nghệ… cũng rất hữu hiệu. Thuốc nam: các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh toàn cầu có cảngàn cây thuốc có tính kháng siêu vi, trong đó Việt Nam có 50 cây có tính khángsiêu vi chung, 16 cây có tính kháng siêu vi cúm thông thường (A-H3), 10 câykháng cúm chim (H5N1, H1N1), 27 cây kháng Herpes, trái rạ, giời leo và 11 câykháng HIV… Chúng tôi nêu ra đây một bài thuốc gồm các cây thuốc dễ tìm, trịđược virus cúm chung, kể cả cúm A (H1N1) với điều kiện phải phát hiện sớm đểđiều trị sớm: Mận (Syzygium samarangense) 50 g lá tươi Khuynh diệp hoặc Tràm 30 g lá tươi Thù lù cạnh (Physalis angulata) 50 g cành lá tươi Rau Sam (Portulaca oleracea) 50 g cây tươi Phèn đen (Phyllanthus reticulatus) 50 g cành lá tươi Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria, P. amarus) 30 g cây tươi Tràm bông vàng (Keo lá tràm = Acacia auriculaeformis) 30 g cành lá tươi Gừng già 20 g củ tươi Nghệ già 20 g củ tươi Đinh hương (Syzygium aromaticum) 12 g đinh hoa khô Bảy dược liệu tươi, rửa sạch, chặt nhỏ, giã nhuyễn, cho vào nồi, chế 1 lítnước đang sôi vào. Xong giã nát 3 gia vị, cho vào sau. Trộn đều, hãm 20 phút rồichiết nước ra, chia làm 3 lần uống trong ngày. Xác thuốc còn lại, thêm 4 lít nước đang sôi, đậy nắp để trùm mền xôngngười bệnh. Xong lau mình, ăn cháo giải cảm với thật nhiều Hành, Tỏi giã nát.Dùng trong 3 ngày. Trẻ con dùng 1/2 hoặc 1/3 liều. Tràm Diệp hạ châu Phyllanthus Tràm bông vàng gió Melaleucaamarus Acacia auriculaef ...