Yêu cầu về phòng trừ dịch hại cây trồng Phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng phải đồng thời đảm bảo 2 yêu cầu là hiệu quả và an toàn 2.1 Hiệu quả :bao gồm 2 nội dung chính - Phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả Tức là hạn chế tác hại đến mức thấp nhất hoặc không tác hại
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng
Phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng
1.Yêu cầu về phòng trừ dịch hại cây trồng
Phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng phải đồng thời đảm bảo 2 yêu cầu là hiệu quả
và an toàn
2.1 Hiệu quả :bao gồm 2 nội dung chính
- Phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả
Tức là hạn chế tác hại đến mức thấp nhất hoặc không tác hại. Cần chú ý mục tiêu ở
đây là hạn chế tác hại choứ không phải là nhằm tiêu diệt hết dịch hại. Khi dịch hại
giảm xuống mức thấp không gây hại cho cây và không còn khả năng tái phát là đã
có hiệu quả.
- Chi phí phòng trừ thấp nhất
Tức là tăng hiệu quả về kinh tế. Chú ý khai thác áp dụng những biện pháp phòng
trừ ít tốn kém mà có hiệu quả như các biện pháp canh tác, vật lý, thủ công, chỉ sử
dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
2.1 An toàn : bao gồm cho cả người và môi trường
- Với người : Chú ý người trực tiếp sử dụng thuốc, người trong gia đình và cả cộng
đồng
- Với môi trường : Các loại thuốc hóa học thường tồn tại lâu và phát tán rộng, có
thể làm ô nhiễm một môi trường rộng lớn
2. Yêu cầu về an toàn chủ yếu là trong việc sử dụng thuốc hóa học
Kiến vàng – loài thiên địch rất có lợi cho cây trồng
Nguyên tắc
Phòng là chính : Phòng ngừa dịch hại bằng các biện pháp
- Biện pháp canh tác :
Tăng cường sức khỏe, từ đó tăng sức đề kháng cho cây trồng. Nhiều biện pháp
canh tác còn góp phần hạn chế dịch hại một cách trực tiếp và có hiệu quả ( làm đất,
vệ sinh đồng ruộng, luân canh).
- Bảo vệ thiên địch :
Thiên địch có vai trò rất quan trọng việc hạn chế dịch hại. Bảo vệ thiên địch trước
hết cũng là thực hiện tốt các biện pháp canh tác, sau đó là trong việc sử dụng
thuốc.
- Ngăn ngừa và tránh né:
Ngăn ngừa chủ yếu là biện pháp kiểm dịch thực vật. Tránh né chủ yếu bằng bố trí
thời vụ gieo trồng, điển hình là thời vụ gieo sạ giống tránh né các đợt rầy nâu
trưởng thành di trú ở đầu vụ.
3. Chữa trị kịp thời, tích cực và đúng phương pháp
- Chữa trị kịp thời ngay từ khi sâu bệnh mới phát sinh gây hại, nhất là với bệnh.
Cần thường xuyên theo dõi kiểm tra đồng ruộng.
- Khi sâu bệnh phát sinh gây hại cần dùng nhiều biện pháp để phòng trừ kết hợp
thuốc hóa học. Khi dùng thuốc cần thực hiện nguyên tắc 4 đúng.
Cách phòng và trị bệnh xoăn lá trên cây đu đ
Cây đu đủ lại thường bị hiện tượng xoăn lá và lá bị vàng hay xanh loang lổ,
nguyên nhân chủ yếu là cây đu đủ bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại
rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra, rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và
quả mất nhựa, lại còn truyền các bệnh virus gây xoăn lá.
Cây đu đủ bị héo và rụng lá do hạn, thiếu nước, mùa xuân năm sau còn phục hồi lại
được. Cây đã bị virus xâm nhập thì không thể cứu nổi.
Để khắc phục các tác hại trên, khi trồng cây đu đủ, ta cần lưu ý khắc phục các khâu
sau:
1. Chọn vị trí trồng cây phù hợp
Ngoài việc chọn chân đất tốt, ít sử dụng mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ,
thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa hè, còn tiện cho việc tưới nước vào mùa
Thu Đông. Vườn trồng cây đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió Bắc và Đông
Bắc. Nếu không cần có các hàng cây chắn gió. ở miền núi cần tránh trồng cây đu
đủ trong thung lũng hoặc nơi hay xuất hiện sương giá.
2. Bón phân và phòng trừ sâu bệnh kịp thời
Khi trồng cây đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ hoai mục và tốt. Đu đủ rất chịu
phân, càng nhiều phân tốt cây càng mập, lá xanh đậm và nhiều, càng tạo điều kiện
cho cây năng suất cao. Mỗi cây luôn có số lá 30-35 tàu, thì nước ổn định. Ngoài ra
cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với giá rét và sâu bệnh sau này.
Vào mùa Thu và Đông cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không lúc nào được
để mặt đất vườn khô trắng. Mỗi lần tưới có thể tưới phun như một trận mưa rào
hoặc tát nước vào rãnh luống cho cho đất hút đủ nước, thì tháo bỏ chỗ nước thừa
đi. Mỗi tháng kết hợp phun 2-3 lần thuốc bảo vệ thực vật phòng trị bệnh gốc đồng
như boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp
vi lượng đồng, giúp cho cây tạo diệp lục, hạn chế lá bị trắng bệnh hoặc kém xanh.
Hiện tượng cây đu đủ gẫy ngang thân là do rệp vẩy ốc gây nên. Loại rệp này tập
trung thành từng đám giống như hình vẩy ốc, nhỏ bằng nửa hạt kê, không di
chuyển. Chúng có màu giống màu vỏ cây, nên khó phát hiện. Rệp vẩy ốc hút nhựa
của thân cây và tạo vết thương, mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây thối thân
cây, rồi đổ gục xuống. Khi phát hiện, chỉ cần dùng loại vải ráp lau thật mạnh, rệp
sẽ chết. Phòng trừ sớm cây đu đủ sẽ tránh được chết đổ.
Quả Đu đủ chín rất bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% là chất đạm, 0,1% là chất béo, 8,3-
8,5% là chất đường, 60-20% là vitamin B, C, đặc biệt là chứa tới 2.000-3.500 đơn
vị vitamin A, cao gấp 10 lần chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gần gấp đôi xoài.
Song, nếu cây đu đủ bị bệnh hay gặp khô hạn thì quả hay có vị đắng. Trong quả đu
đủ có rất nhiều men Papain. Loại men này làm mềm xương thịt, do đó người ốm
hay cảm cúm phải kiêng để tránh đau thêm.
...