Danh mục

Phong tục xông đất, cúng lễ Táo Quân đầu năm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phong tục “xông đất” đầu năm Xông đất: Miền Bắc gọi là “xông đất”, nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là “đạp đất”. Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Để hiểu thêm về phong tục này của văn hóa Việt Nam mời các bạn cùng tham khảo tài liệu chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong tục xông đất, cúng lễ Táo Quân đầu năm Phong tục xông đất, cúng lễ Táo Quân đầu nămPhong tục “xông đất” đầu nămXông đất: Miền Bắc gọi là “xông đất”, nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tụcnày là “đạp đất”. Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy rasuôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi.Theo truyền thống, chủ nhà sẽ chọn một người làm “nghi lễ” bước vào nhà mình đầutiên trong năm mới, vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Đó phải là phải là tuổi“tam hợp” với chủ nhà, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”.Phong tục xem tuổi xông đất và hướng xuất hành đầu năm xuất phát từ mong muốncủa mọi người, trong năm mới gặp nhiều may mắn hạnh phúc, tránh được những điềuxui xẻo.Điều quan trọng nhất khi chọn người xông nhà đầu năm là người vui vẻ, rộng rãi, hạnhphúc thì gia đình được họ “xông” sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới.Còn nếu không, kể cả có hợp tuổi, nhưng khó tính thì chưa chắc năm mới đã gặp may.Chọn người thân nào trong nhà ngoan ngoãn, hiền lành, làm ăn tốt cũng là giải pháp.Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nêncứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tínhvui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm.Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ởlại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đấtcũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, ngườicó học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà.Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thìđơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnhkhấm khá, hoà thuận.Một điều đặc biệt nữa trong Tết là phải kiêng cữ. Từng lời nói, cử chỉ không tích cực,cau có, gắt gỏng, la lối… bị tránh. Quét nhà vào sớm ngày mùng 1 cũng là điều khôngnên bởi làm như vậy sẽ khiến những của cải trong nhà trôi ra ngoài hết.Nhiều người mắc tính gọn gàng, nhỡ có dọn dẹp nhà cửa đầu năm, đều phải dồn tạmrác vào một xó rồi chờ đến mùng 3 mới hốt đi.Phong tục cúng lễ Táo QuânTáo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần ThổCông, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thànhhuyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả củathuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếplà bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khácnhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồnphiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đisau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạcđem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước TrọngCao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Langlàm chồng.Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên ThịNhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dámchui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắpđặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vàođống rơm đang cháy để chết theo vợ.Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), vàcũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhaumãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhàbếp của người Việt ngày xưa.Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình,đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường đượcthờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúngÔng Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm vàhạnh phúc.Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âmlịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đìnhvới Ngọc Hoàng.Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều: