Danh mục

PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.34 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu các thông tin về công ty như chiến lược, mục tiêu hoạt động cũng như những yêu cầu về vị trí bạn ứng tuyển. Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc và các yêu cầu để hiểu thêm về những mong muốn và kỳ vọng của công ty. Sự hiểu biết về công ty và công việc thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt thành muốn được làm việc cho công ty và giúp bạn ghi điểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO BUỔI PHỎNG VẤN Ứng viên: Tôi được mời đến một buổi phỏng vấn. Tôi cần phải chuẩn bị những gì để có thể thực hiện buổi phỏng vấn thành công? Ms. VLB: Trước tiên, bạn cần tìm hiểu các thông tin về công ty như chiến lược, mục tiêu hoạt động cũng như những yêu cầu về vị trí bạn ứng tuyển. Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc và các yêu cầu để hiểu thêm về những mong muốn và kỳ vọng của công ty. Sự hiểu biết về công ty và công việc thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt thành muốn được làm việc cho công ty và giúp bạn ghi điểm. Ngoài ra, bạn hãy chuẩn bị một số mẫu sản phẩm của bạn (nếu có) để minh họa cụ thể và sống động những gì bạn có thể và thực tế đã làm. Người thật, việc thật bao giờ cũng thuyết phục hơn những lời nói suông. Và cuối cùng, đừng quên tự hình dung ra một số tình huống phỏng vấn nhà tuyển dụng có thể hỏi và tập luyện câu trả lời ngắn gọn, súc tích và đủ ý. Ứng viên: Tôi nên đến trước buổi phỏng vấn bao lâu là vừa đủ? Và nếu tôi ứng tuyển vào vị trí thiết kế đồ họa, liệu tôi có thể ăn vận thoải mái hơn để thể hiện cá tính của mình hay không? Ms. VLB: Trước khi tới buổi phỏng vấn khoảng 1 tiếng, bạn có thể gọi điện trước cho người phỏng vấn để xác nhận lại cuộc hẹn. Bạn nên đến sớm trước từ 5-10 phút là vừa đủ. Đến quá sớm, bạn phải chờ đợi lâu và điều này có thể khiến bạn căng thẳng hơn. Đến muộn sẽ gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Về phục trang, bạn hãy trung thành với cách ăn mặc hơi cổ điển một chút, tránh các bộ quần áo quá kiểu cách, màu mè hay không lịch sự. Ngay cả khi ứng tuyển vào một vị trí cho phép bạn ăn mặc thoải mái và bụi bặm khi đi làm, bạn cũng không nên trình diễn trang phục đó trong buổi phỏng vấn. Sự nghiêm túc trong trang phục thể hiện thái độ nghiêm túc trong công việc và sự tôn trọng cần thiết với nhà tuyển dụng. Contact: 404 Cao Thang (noi dai) Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam – Tel (84 8) 868 0220 – Fax (84 8) 868 0221©2007 VieclamBank. All Rights Reserved. Page 1 of 4 PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG KỸ NĂNG PHỎNG VẤN HIỆU QUẢ Ứng viên: Tôi thường cảm thấy rất bối rối trong quá trình phỏng vấn? Điều này có tạo ra ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng không? Tôi nên thể hiện như thế nào để gây thiện cảm với người phỏng vấn? Ms. VLB: Mặc dù sự tự tin trong buổi phỏng vấn là điều rất quan trọng. Nhưng thà bạn tỏ ra hơi bối rối còn hơn là tỏ ra quá tự tin. Sự tự tin thái quá sẽ gây phản cảm cho người phỏng vấn. Nhìn thẳng vào người phỏng vấn khi trả lời câu hỏi. Bạn cũng nên chú tâm lắng nghe để hiểu đúng các câu hỏi của người phỏng vấn. Với mỗi câu hỏi, bạn hãy cố gắng trình bày thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và không trả lời quá 2 phút. Tuy nhiên, câu trả lời đúng hay sai nhiều khi không quan trọng bằng thái độ trong cách nhìn nhận và xử lý vấn đề. Một thái độ tích cực, chú tâm đến việc xây dựng và giải quyết vấn đề luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ứng viên: Trong khi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng thường hỏi tôi có câu hỏi gì không. Tôi thực sự bối rối vì không biết nên hỏi câu gì thì phù hợp? Ms. VLB: Phỏng vấn thực chất là sự đối thoại giữa ứng viên và nhà tuyển dụng để cân nhắc mức độ phù hợp của cả hai bên. Vì vậy, bạn cũng nên tìm hiểu xem môi trường làm việc, các kỳ vọng hay chính sách của công ty có phù hợp với phong cách hay các kỳ vọng của bạn hay không. Và những thông tin này chỉ có thể có được bằng cách đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi để làm rõ hoặc bổ sung thêm các thông tin bạn chưa rõ về công ty, về các kỳ vọng của công ty đối với vị trí mà bạn ứng tuyển, về phong cách quản lý của cấp trên trực tiếp, và về những cơ hội dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên đặt ra quá ba câu hỏi với nhà tuyển dụng vì điều này có thể tạo cảm giác bạn quá hiếu chiến và lo lắng thái quá cho bản thân hơn cho công việc. Tùy vào các thông tin mà người phỏng vấn đã tự giới thiệu và những thông tin bạn đã thu thập được, hãy lựa chọn ba câu hỏi quan trọng nhất với bạn. Những câu hỏi dành cho người phỏng vấn: - Làm rõ hoặc bổ sung thông tin: + Mục tiêu kinh doanh của công ty trong 5 năm tới? + Xin ông/bà nói rõ thêm về văn hóa công ty? + Yêu cầu cụ thể đối với vị trí này là gì? - Các kỳ vọng của công ty: + Công ty kỳ vọng gì ở người đảm đương vị trí này? ...

Tài liệu được xem nhiều: