Phỏng vấn tuyển việc, job interview trong tiếng Anh, là cuộc gặp giữa đại diện công ty và người đang tìm việc. (Nhiều người dịch là phỏng vấn tuyển nhân viên, nhưng cách dịch đó quá một chiều). Đến bước này là thư tìm việc của bạn đã qua khỏi vòng loại đầu tiên, nói theo kiểu Mỹ, là một danh sách dài gồm nhiều đơn tìm việc gởi vào công ty đã được shortlisted (thu ngắn lại) và bạn đang nằm trong shortlist (danh sách ngắn). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phỏng vấn tuyển việc
Phỏng vấn tuyển việc
Phỏng vấn tuyển việc, job interview trong tiếng Anh, là cuộc gặp giữa
đại diện công ty và người đang tìm việc. (Nhiều người dịch là phỏng vấn
tuyển nhân viên, nhưng cách dịch đó quá một chiều). Đến bước này là
thư tìm việc của bạn đã qua khỏi vòng loại đầu tiên, nói theo kiểu Mỹ, là
một danh sách dài gồm nhiều đơn tìm việc gởi vào công ty đã được
shortlisted (thu ngắn lại) và bạn đang nằm trong shortlist (danh sách
ngắn). Thông thường phỏng vấn là giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên cho
những chức vị quan trọng, có thể có đến 2 hay 3 vòng phỏng vấn, mỗi
vòng là một cuộc thu ngắn (shortlisting). Trong bài này chúng ta sẽ nói
đến các phương cách chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
1. Đến lúc này thì có lẽ bạn đã khảo sát một tí về công ty trong giai đoạn
gởi thư tìm việc. Việc đầu tiên cho việc phỏng vấn là nghiên cứu một
thêm một tí về công ty. Chỉ cần Google một tí trên Internet là có khối
thông tin. Nhớ một ít chi tiết, để khi phỏng vấn không lớ ngớ như Bác
Ngố lên thành.
2. Khảo sát thêm về người sẽ phỏng vấn mình. Thông thường là cả hai
người–giám đốc nhân viên và giám đốc của phòng mình sẽ làm việc (ví
dụ, giám đốc IT). Nhưng đôi khi chỉ có một trong hai người này. Tuy
vậy, cứ chuẩn bị cho cả 2 người cho chắc ăn. Việc “chuẩn bị” này nên
lồng vào việc “tạo dây liên hệ” với công ty theo tiến trình sau đây:
• Gọi vào công ty, nói chuyện với người đã báo tin cho bạn về cuộc
phỏng vấn (thường là giám đốc nhân viên, hay trợ lý của bà ta). Đại khái
nói ý này: “Em tên là XYZ. Em mới nhân được thơ báo tin phỏng vấn
của cô. Em rất vui. Em gọi vào để cám ơn. Và để xác nhận với cô là em
sẽ có mặt đúng 2 giờ chiều ngày … như thơ cô báo.”
Cú điện thoại này của bạn thực ra là một cuộc phỏng vấn rồi đó; nhưng
cuộc này bạn nắm phần chủ động 100%. (Các bạn nên ghi nhớ các “tư
tưởng chiến lược” trong ví dụ này nhé. Vì đây là phương cách giao tiếp
thương mãi chung, không phải chỉ cho phỏng vấn tìm việc).
Xin chú ý, trong thí dụ này mình dùng cách xưng hô cô và em, cách
xưng hô thân mật và lễ độ của người Việt. Nếu bạn xưng hô “bà” và
“tôi”, nhất định là không có việc. Nếu xưng hô bà và em, cơ hội tăng
một tí, xưng hô cô và em lại tăng thêm một tí nữa.
Nhưng giả sử nói chuyện với cô thư ký của bà ta thì sao? Nếu cô ấy nhỏ
hơn mình vài tuổi thôi, chớ có kêu cô ấy bằng em, nếu cô này hay tự ái
vặt, tìm cách rĩ tai bà chủ, thì hỏng cả việc của mình. Cứ kêu là chị, cách
xưng hô trong đại học và giới trí thức. Xưng là mình hay là gì đó. “Tôi”
là từ lạnh lùng nhất trong ngôn ngữ Việt. Lễ độ và dễ thương với mấy cô
thư ký. Các cô ấy phải là đồng minh của mình thì việc mới thành.
Hỏi cô: “Cô có thể cho em biết cô hay là ai sẽ phỏng vấn em để em
chuẩn bị tinh thần.” Câu hỏi này nhằm nhiều mục đích. Thứ nhất, để
mình biết cách chuẩn bị. Thứ hai, để cô biết là mình rất quan tâm đến
cuộc phỏng vấn, như vậy là mình rất quan tâm đến công việc. Thứ ba, để
nói một cách rất tế nhị là “Cô ơi, em hơi run. Cô giúp em.” Nói như vậy,
nhưng thực ra không nói vậy, cho nên không tỏ ra vẻ yếu ớt. Ngược lại,
nó tỏ ra vẻ mình rất quan tâm đến công việc. Lưu ý, trong câu hỏi này
mình nói “cô hay là ai”; đừng bỏ cô ra ngoài câu nói.
Hỏi thêm: “Cô ơi. Trong cuộc phỏng vấn em nên xưng hô với cô và với
ông giám đốc IT như thế nào ?” Câu này vừa để cho mình biết cách
xưng hô hay nhất, vừa để cô thành đồng minh giúp mình.
Nếu nói chuyện với cô thư ký, thì cũng hỏi như vậy, và nhớ là phải rất
dịu dàng lễ độ với các cô thư ký, vì các cô ấy thường nhiều tự ái hơn là
bà chủ.
Đừng nên nói quá lâu và quá nhiều trong cuộc điện đàm này.
Phỏng vấn
• Sau đó, gởi vào một lá thơ để “cám ơn cô đã báo tin phỏng vấn”, và
cám ơn việc “cô đã nói chuyện với em trong điện thoại hôm nay,” và
“như em đã nói, em sẽ có mặt hôm ấy.”
Gởi thêm một email với nội dung tương tự. Trong email nhớ nhắc là
mình cũng có gởi một lá thơ thường. Muc đích của email là vận tốc.
Mục đích của thơ thường là để nó có dịp nằm chình ình trên bàn cô. Mục
đích của cả hai là “tạo liên hệ” với công ty.
Tức là đến lúc này mình đã có bốn liên hệ với công ty: Thơ xin việc, cú
điện thoại, email, và thơ thường. Ba liên hệ sau cùng là giữa mình và
người sẽ phỏng vấn mình.
Đừng text vào điện thoại di động (nếu bạn biết số). Texting là dành riêng
cho việc riêng thôi.
• Google để tìm thêm thông tin về những người sẽ phỏng vấn mình.
3. Đến ngày phỏng vấn:
• Ăn uống cái gì đó cho tỉnh táo trước khi đi. Cách ăn mặc thì có lẽ các
bạn đã rành hết rồi.
• Đến trước khoảng 10 hay 15 phút để làm quen với không khí, và may
ra thì có dịp nói chuyện một tí với cô thư ký.
• Mang theo một tập tài liệu, gồm vài resume của bạn (phòng khi cô làm
lạc trong đống hồ sơ của cô rồi, và vài tài liệu về công ty). Điều quan
trọng là trên tay có cầm cái gì thì cũng làm cho mình thoải mái hơn là
thấy hai cái tay quá thừa thải.
• Chuẩn bị tinh thần: Đừng nghĩ rằng đây là một cuộc khảo thí. Cứ xem
đây là môt cuộc nói chuyện với vài người bạn mới. Nếu không được
việc ...