Danh mục

Phòng vệ chính đáng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều 15 BLHS quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích cảu Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”."Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm".1. Các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệa. Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật. Sự tấn công phải là hành vi của con người, nếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng vệ chính đáng Phòng vệ chính đángĐiều 15 BLHS quy định:“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích cảu Nhà nước, của tổchức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà chống trảlại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.1. Các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệa. Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật.Sự tấn công phải là hành vi của con người, nếu nguồn nguy hiểm do thiên nhiênhoặc súc vật gây ra thì không làm phát sinh quyền phòng vệ mà làm phát sinh tìnhtrạng nguy hiểm của tình thế cấp thiết.Tuy nhiên, không phải mọi sự tấn công của con người đều làm phát sinh quyềnphòng vệ, quyền phòng vệ chỉ phát sinh khi sự tấn công là nguy hiểm đáng kể vàtrái pháp luật.Sự tấn công phải nguy hiểm đáng kể, thông thường tính nguy hiểm của hành vitấn công thường được xác định nguy hiểm đến mức là tội phạm, nghĩa là hành vitấn công có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên đây không phải là điềukiện bắt buộc vì hành vi tấn công có thể do người không đủ điều kiện về chủ thể(người chưa đủ tuổi hoặc không có năng lực trách nhiệm hình sự) thực hiện hoặchành vi tấn công đang xảy ra hoặc đang đe dọa xảy ra tức khắc và chưa xác địnhcụ thể mức độ thiệt hại nên chưa thể biết là hành vi đó có cấu thành tội phạm haykhông thì cũng là hành vi nguy hiểm đáng kể.Ví dụ như hành vi của người dùng hung khí nguy hiểm như dao, gậy,.. đang tấncông người khác cho dù hậu quả chưa xảy ra cũng được xem là hành vi nguy hiểmđang kể. Hơn nữa, trước một sự tấn công trái pháp luật đang xảy ra thì công dânbình thường không đủ điều kiện khách quan và chủ quan để phân tích đó có phảilà hành vi phạm tội hay không.Bên cạnh đó, để làm phát sinh quyền phòng vệ thì trái pháp luật. Vì phòng vệchính đáng là cho phép công dân dùng vũ lực để chống trả lại các hành vi xâmphạm đến lợi ích được nhà nước bảo vệ nên các hành vi xâm phạm đó phải lànhững hành vi trái pháp luật, là những hành vi mà pháp luật không cho phép thựchiện. Nếu hành vi tấn công là hợp pháp như hành vi công an bắt tội phạm hoặchành vi của quần chúng nhân dân bắt giữ người phạm tội quả tang, người đang bịtruy nã,.. thì không làm phát sinh quyền phòng vệ.b. Sự tấn công xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi íchchính đáng của mình hoặc của người khác, đây là những quyền và lợi íchđược nhà nước bảo vệ.Hành vi xâm hại không nhất thiết là chỉ xâm hại đến lợi ích của người phòng vệmà còn xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân khác. Cáclợi ích bi xậm hại thường là những lợi ích về tài sản hoặc nhân thân nh ư tínhmạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm.c. Sự tấn công phải đang hiện hữu nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy rahoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắcHành vi tấn công đòi hỏi phải đang hiện hữu v ì như vậy mới có đủ căn cứ để đánggiá hành vi tấn công đó là trái pháp luật, nguy hiểm đáng kể, và đang xâm phạmcác lợi ích được Nhà nước bảo vệ.Hành vi tấn công phải đang xảy ra nghĩa là hành vi đó đã bắt đầu và chưa kết thúcnên cho phép người phòng vệ chống trả lại để ngăn chặn hành vi tấn công, tránhnhững nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hành vi tấncông chưa xảy ra nhưng đe doa xảy ra ngay tức khắc củng làm phát sinh quyềnphòng vệ, sự thừa nhận này là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan nhằm tạođiều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn sự tấn công đ ược kịp thời và cóhiệu quả vì hành vi tấn công là của con người nên thường bất ngờ và có tính nguyhiểm cao.Một trường hợp đặc biệt cũng được thừa nhận là phòng vệ chính đáng là trườnghợp có hành động ngăn chặn xảy ra sau khi hành vi tấn công đã kết thúc nếu hànhđộng ngăn chặn đi liền ngay sau hành vi tấn công và có khả năng khắc phục thiệthại. Ví dụ: người bị cướp tài sản đã đuổi đánh người phạm tội để lấy lại tài sản.Lưu ý: nếu hành vi tấn công chưa có những biểu hiện đe dọa xảy ra ngay tức khắchoặc đã chấm dứt hoàn toàn trên thực tế thì không làm phát sinh quyền phòng vệ.Nếu có hành vi chống trả trong trường hợp này thì được gọi là phòng vệ quá sớmhoặc phòng vệ quá muộn. Phòng vệ quá sớm: là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những  biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Phòng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã  thực sự chấm dứt trên thực tế. => Hai trường hợp này vì quyền phòng vệ không khởi phát nên hành vi  chống trả không được xem là phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự như trường hợp bình thường khác.Hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao:Trích Chỉ thị số 07/TATC ngày 22/12/1983 c ủa Toà án nhân dân tối cao.Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệchính đáng không phải là tội phạm, khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:a) Hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc lợi ích chính đángcủa công dân phải có tính nguy hiểm cho x ã hội với mức độ đáng kể, mặc d ùkhông nhất thiết phải là một hành vi phạm tội. Ví dụ: Người có năng lực chịutrách nhiệm hình sự, trong điều kiện bình thường, dùng dao chém người khác;người không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (người mắc bệnh tâm thần, trẻem dưới 14 tuổi) có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay cho người khácnhư đốt nhà hoặc dùng dao chém người khác.Nếu hành vi xâm hại chỉ có tính chất nhỏ nhặt, tức là tính nguy hiểm cho xã hộikhông đáng kể, không phải là phạm tội (như trộm cấp vặt, xô đẩy, đấm đá nhẹ…)thì việc phòng vệ bằng cách gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của ngườixâm hại không được coi là phòng vệ chính đáng, mà là hành vi phạm tội theo cáctội danh khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể (gọi tắt là theo quy định chung củapháp luật).Việc ngư ...

Tài liệu được xem nhiều: