Danh mục

Phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới và những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 622.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và những số liệu từ kết quả điều tra của Trung tâm WTO - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới và những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRADE REMEDIES IN THE CONTEXT OF IMPLEMENTING NEW AGE FTAS AND EMERGING ISSUES FOR VIETNAMESE ENTERPRISES TS. Lê Thị Việt Nga Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Phòng vệ thương mại là những biện pháp thường được các quốc gia sử dụng như là những công cụ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Để một biện pháp phòng vệ thương mại chính thức được áp dụng, cơ quan chức năng của nước nhập khẩu phải tiến hành điều tra và đưa ra quyết định về việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, quá trình điều tra đó chỉ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu điều tra của một hay một số doanh nghiệp của ngành sản xuất tương tự tại nước nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp trong nước có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan chức năng có thể khởi xướng một vụ điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu. Trước bối cảnh như vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để được bảo vệ. Bài viết này mong muốn chia sẻ những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mạisau khi nghiên cứu về vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại, xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam cũng như những nguy cơ thiệt hại đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các FTA thế hệ mới. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và những số liệu từ kết quả điều tra của Trung tâm WTO - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam. Từ khóa: FTA thế hệ mới, biện pháp phòng vệ thương mại, sức ép cạnh tranh Abstract The term “trade remedies” refers to anti-dumping duties, countervailing duties and safeguards. These measures are applied to protect the domestic market in face of the import of foreign goods. In principle, anti-dumping and anti-subsidy measures are applied to deal with unfair competition acts of the imports, safeguard measure is regarded as a tool to protect the domestic market in urgent cases due to excessive import of goods into Vietnam, which causes serious injury to the domestic industry. In other words, safeguard measure could be applied even if the business’ activities of the commercial partners are legitimate without any dumping or subsidy acts. An official determination of applying such measures is issued after taking an anti-dumping or countervailing or safeguard investigation which is initiated with a written complaint from the domestic industry. It is, therefore, so important to enterprises to initiate investigation if they need to be protected. The paper wants to suggest some recommendations 165 for Vietnamese enterprises to use trade remedies as tools to protect them in the face of competitive pressure from the imports. Key words: New age FTA, trade remedies, competitive pressure 1. Khái quát về phòng vệ thương mại và vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện FTA thế hệ mới FTA (viết tắt của những từ tiếng Anh: Free Trade Agreement) nghĩa là những thỏa thuận thương mại tự do, đó là kết quả chính thức của quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm thực hiện tự do hóa thương mại thông qua việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ những trở ngại đối với hoạt động thương mại giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. Ban đầu, FTA được ký kết với mục đích chính là thực hiện tự do hóa thương mại đối với hàng hóa. Sau đó, FTA được mở rộng phạm vi đàm phán, bao gồm tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế. Trong những năm gần đây, cụm từ ‘FTA thế hệ mới’ được sử dụng để nói về những FTA với những đặc trưng khác biệt so với FTA trước đây, trong đó có những khác biệt tiêu biểu như: Thứ nhất, FTA thế hệ mới có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, không chỉ bao gồm những nội dung của các FTA trước đây mà còn bao gồm nhiều vấn đề mới liên quan đến tự do hóa thương mại như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ,… Có thể nói FTA thế hệ mới không chỉ tác động làm thay đổi chính sách thương mại của quốc gia mà còn làm thay đổi thể chế của một nền kinh tế theo định hướng thị trường hơn. Thứ hai, mức độ tự do hóa của các FTA thế hệ mới sâu hơn, điều này thể hiện rất rõ ở những cam kết giảm thuế quan với mức độ giảm thuế nhiều hơn và thời gian thực hiện giảm thuế ngắn hơn. Thứ ba, cách thức đàm phán về tiếp cận thị trường trong hoạt động thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế cũng thay đổi so với trước đây, thay vì đàm phán theo cách “chọn – cho” thì các quốc gia đàm phán theo cách “chọn - bỏ”, tức là cho phép tiếp cận thị trường ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ mà các nước được bảo lưu. Trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới với mức độ mở cửa thị trường sâu và phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài songchính bản thân họ cũng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu. Áp lực cạnh tranh không chỉ do hàng rào thuế quan được dỡ bỏ mà có thể do cả những hành động cạnh tranh không công bằng của đối tác nước ngoài. Vì ngay cả khi có được điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, các nhà kinh doanh sẽ không từ bỏ những cơ hội để có thể nhanh chóng mở rộng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: