Danh mục

Phụ lục 1: Hướng dẫn về các ứng dụng của MIKE 11

Số trang: 41      Loại file: doc      Dung lượng: 1.98 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về việc xử lý file, các vận hành trong MIKE 11 cũng giống như bất kỳ các ứng dụng Windows khác. Nghĩa là, tất cả các vận hành liên quan đến các tập tin đều được thực hiện thông qua File menu trên thanh trình đơn chính. Xin lưu ý rằng nội dung của File menu sẽ thay đổi tùy vào MIKE 11 editor nào đang được tập trung vào lúc đó mà File menu sẽ mở ra. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phụ lục 1 'Hướng dẫn về các ứng dụng của MIKE11'. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. 

 

 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ lục 1: Hướng dẫn về các ứng dụng của MIKE 11 PHỤ LỤC 1: Hướng dẫn về các ứng dụng của MIKE11 1.1. Làm việc với các giao diện của mô hình MIKE 11 MIKE 11 Editor Files Về việc xử lý file, các vận hành trong MIKE 11 cũng giống như bất kỳ các ứng dụng Windows khác. Nghĩa là, tất cả các vận hành liên quan đến các tập tin (files) đều được thực hiện thông qua File menu trên thanh trình đơn chính. Xin lưu ý rằng nội dung của File menu sẽ thay đổi tùy vào MIKE 11 editor nào đang được tập trung vào lúc đó mà File menu sẽ mở ra. Một ví dụ về File menu được trình bày trong hình (1-1). Các dạng files Để tạo một editor file mới, chọn File từ thanh trình đơn chính và chọn New để mở hộp thoại ‘New’, xem hình (1-2). Tree view trong hộp thoại ‘New’ cho ta một danh mục các Data editors hiện có trong môi trường MIKEZero. Chọn một item (mục chọn) trong hộp thoại ‘New’ sẽ tự động mở ra một editor là có thể bắt đầu nhập dữ liệu vào. Mở các editor files hiện có Để mở một editor file hiện có, chọn File + Open từ thanh trình đơn chính để hoạt hóa hộp thoại ‘Open file’ trong Windows. Hoat hóa dạng file hộp kết hợp bằng cách nhắp chuột vào nút lệnh mũi tên trong trường ‘Files of Type’ và chọn dạng file nào mà bạn muốn mở, xem Hình (1-3). Hình 1-1.: File menu từ thanh trình đơn chính Hình (1-2): Hộp thoại ‘New’ để tạo một tập tin của MIKE 11 đầu vào MIKE 11 mới Hình 1-3: Hộp thoại mở file bao gồm hộp kết hợp chọn dạng file (file type selection combo box) MIKE 11 bao gồm nhiều editors, mỗ editor có dạng dữ liệu khác nhau. Dữ liệu từ các editor này phải được lưu trong các editor files riêng- sử dụng các đuôi file MIKE 11 như trong danh mục dưới đây: MIKE 11 Editor Đuôi file Network editor- editor mạng sông *.NWK11 Cross-section editor- editor mặt cắt *.XNS11 Boundary editor- editor biên *.BND11 Time series files- các tập tin chuỗi thời gian *.DFS0 HD parameter file- tập tin thông số thủy lực *.HD11 AD parameter file- tập tin thông số tải khuyếch tán *.AD11 WQ parameter file- tập tin thông số chất lượng nước *.WQ11 ST parameter file- tập tin thông số vận chuyển bùn cát *.ST11 FF parameter file- tập tin thông số dự báo lũ *.FF11 RR parameterfile- tập tin thông số mưa-dòng chảy mặt *.RR11 Simulation editor- editor mô phỏng *.SIM11 Resultfiles- các tập tin kết quả *.RES11 Tổng hợp các Editors – Simulation editor MIKE 11 bao gồm một số các editors khác nhau, trong đó dữ liệu có thể được thực hiện và hiệu chỉnh (edit) một cách độc lập. Do hệ thống các editor files riêng biệt, không có nối kết trực tiếp giữa các editors khác nhau nếu chúng được mở riêng từng cái. Điều này nghĩa là, ví dụ, sẽ không thể xem vị trí của các mặt cắt được xác định trong tập tin mặt cắt trong cửa sổ sơ đồ của network editor (Plan plot- bản vẽ mặt bằng) nếu các editors này được mở riêng từng cái. Việc tổng hợp và trao đổi thông tin giữa từng editor dữ liệu (data editors) có thể thực hiện được bằng cách dùng MIKE 11 Simulation editor (editor mô phỏng). Simulation Editor phục vụ hai mục đích: 1. Chứa các thông số mô phỏng và thông số kiểm soát tính toán và được dùng để bắt đầu mô phỏng. 2. Cung cấp một liên kết/ nối kết giữa cửa sổ sơ đồ (graphical view) của editor mạng sông và các editors MIKE 11 khác. Có thể lấy việc chỉnh sửa các mặt cắt làm một ví dụ điển hình, có thể chọn các mặt cắt từ cửa sổ sơ đồ để mở và chỉnh sửa mặt cắt trong editor mặt cắt. Nối kết này đòi hỏi phải có một tên tập tin cho từng editor. Các tên file phải được xác định trên trang Input Property Page của simulation editor. Khi đã đặt tên cho các tập tin trong Input page rồi, thông tin từ từng editor sẽ được tự động nối kết với nhau. Nghĩa là ta có thể cho hiển thị và truy nhập vào tất cả các dữ liệu từ từng editor (ví dụ như dữ liệu về mặt cắt, điều kiện biên và các dạng thông tin khác nhau của tập tin thông số) trên cửa sổ sơ đồ (graphical view) của editor mạng sông. 1.2. Làm việc với Editor mạng sông (Network Editor) Network editor là một phần đóng vai trò trung tâm trong Giao diện người sử dụng đồ họa MIKE 11. Từ graphical view (plan plot) của network editor, ta có thể cho hiển thị thông tin từ tất cả các editors dữ liệu khác trong MIKE 11. Network editor gồm có hai cửa sổ: một tabular view (cửa sổ số liệu), tại đó dữ liệu về mạng sông được trình bày trong các bảng, và một graphical view (cửa sổ sơ đồ) để thực hiện chỉnh sửa sơ đồ cho mạng sông và cũng có thể truy nhập vào dữ liệu từ các editors khác để chỉnh sửa, v.v... Hình (1-4): Editor mạng sông (Network editor), cửa sổ bảng số liệu (Tabularview) và cửa sổ sơ đồ (Graphical view) Vai trò chủ yếu của editor mạng sông là: Cung cấp các tính năng/ tiện ích chỉnh sửa đối với việc xác định dữ liệu của mạng sông, như: ­ số hóa các điểm và nối kết các nhánh sông, ­ định nghĩa đập, cống, và các công trình thủy lực khác, ­ định nghĩa lưu vực nối kết mô hình sông với mô hình dòng chảy- mưa. Cung cấp một tổng quan về tất cả các dữ liệu có trong mô phỏng mô hình sông. Cửa sổ bảng số liệu và cửa sổ sơ đồ của Network editor được minh họa trong hình (1-4).Cửa sổ sơ đồ- Graphical view Graphical editor của MIKE 11 cung cấp một lượng lớn các tiện ích/ tính năng để sửa đổi và trình bày mạng sông. Mạng sông (river network) có thể được lưu trong ...

Tài liệu được xem nhiều: