Danh mục

Phụ nữ tự sát – lỗi tại tiểu thuyết? Một góc nhìn về phụ nữ với văn chương- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.78 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dịch Từ Chẩm Á - Trường hợp Tuyết hồng lệ sử Ngay khi khởi sự đăng trên Nam phong, do tính chất ngôn tình "nhạy cảm" của nó, Tuyết hồng lệ sử đã phải có những che chắn cùng với lời mào đầu cẩn trọng để giúp nó chào đời thuận lợi. Dẫu rằng trong lần in thành sách và các lần tái bản về sau, tên dịch giả đều được ghi rõ là M.N. (Mai Nhạc) Đoàn Tư Thuật, ở bản dịch đăng thành nhiều kỳ trên Nam phong người dịch được ghi nhận là khuyết danh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ tự sát – lỗi tại tiểu thuyết? Một góc nhìn về phụ nữ với văn chương- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX Phụ nữ tự sát – lỗi tại tiểuthuyết? Một góc nhìn về phụ nữ vớivăn chương – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX (Lược trích) Dịch Từ Chẩm Á - Trường hợp Tuyết hồng lệ sử Ngay khi khởi sự đăng trên Nam phong, do tính chất ngôn tình nhạy cảm củanó, Tuyết hồng lệ sử đã phải có những che chắn cùng với lời mào đầu cẩn trọng để giúp nóchào đời thuận lợi. Dẫu rằng trong lần in thành sách và các lần tái bản về sau, tên dịch giả đềuđược ghi rõ là M.N. (Mai Nhạc) Đoàn Tư Thuật, ở bản dịch đăng thành nhiều kỳ trên Namphong người dịch được ghi nhận là khuyết danh. Chỉ cho đến khi bản dịch được công bố trọnvẹn, Đoàn Mai Nhạc mới soạn Bài tựa truyệnTuyết-hồng lệ-sử, ra mặt là dịch giả của bảnlược dịch này. Qua bài tựa, có thể thấy sự cảm thông được người dịch ưu ái dành choMộng Hà; niềm thương xót đối với Lê Nương, Quân Thiến, tuy có nhưng vẫn dựa trên cơ sởnam quyền. Tiếp theo Đoàn Mai Nhạc, ý kiến của Minh-Phượng Nguyễn Như-Cương trongbài Bàn về truyện Tuyết-Hồng lệ-sử là một trong những hồiđáp sớm nhất của người đọc đốivới bộ tiểu thuyết này. Trong bài tựa tự viết, Chẩm Á dự đoán sau khi Tuyết hồng lệ sử ra đời, những ngườiyêu mến ông sẽ bảo rằng đây là bức ảnh tả chân của Chẩm Á (Thử Chẩm Á chi tả chân ảnhphiến). Niềm riêng của Chẩm Á ở đây hẳn là tự truyện ái tình của ông đã được mã hóathành Ngọc lê hồn và Tuyết hồng lệ sử. Thế nhưng, do hoàn cảnh khách quan, bài Tựa 1 hưcấu không biết được điều ấy. Vả lại, khi khuyến cáo Lệ sử không phải là chuyện tình, bàiTựa 1 rõ ràng đã muốn dẫn dắt bạn đọc theo một hướng khác. Năm 1932, nhân táibản Tuyết hồng lệ sử, Nam Ký thư quán có lời mở đầu Cùng độc giả, dùng bài Tựa 1 nhằmphản bác những ý kiến phê phán tập sách này, Bảo rằng đọc Tuyết hồng lệ sử có ích lợi gì, chúng tôi chưa dám bảo; nhưng nóiđọc Tuyết hồng lệ sử có hại thì chúng tôi quyết không nói được: cứ xem ở bài tựa của tác giả,thấy Tuyết hồng lệ sử nguyên là một tập văn nhật ký của một vị thanh niên Vì quyết chí vềviệc nước để đền lòng tri kỷ(21). Tuyết hồng lệ sử có ảnh hưởng nhất định đối với văn học hiện đại Việt Nam. Một sốtiểu thuyết Việt Nam hoặc mô phỏng cách đặt tựa, hay dựa theo văn phong, văn thể của Lệsử như Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm (1924), Minh Châu lệ sử của Tam Lang (1930)(22).Do Tố Tâm được hoàn tất năm 1922, Hoàng Ngọc Phách có thể đã không chịu ảnh hưởngtrực tiếp từ bản dịch Tuyết hồng lệ sử của Đoàn Tư Thuật trên Nam phong khi viết Tố Tâm,nhưng trước đó rất có thể ông đã đọc và chịu ảnh hưởng của Từ Chẩm Á trực tiếp quanguyên tác Trung văn(23). Qua ngòi bút dịch thuật tài hoa của các dịch giả, tiểu thuyết TừChẩm Á đã chinh phục tình cảm của người đọc Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ tự sát - Từ Phong trào đến bệnh dịch Cho đến năm 1932, việc phụ nữ tự sát đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng khiếnnhiều bậc thức giả phải quan tâm. Phan Bội Châu viết bài Nguyên nhân tự sát vì sao? đểcông bố trong mục “Bức thư ở Huế” trên Phụ nữ thời đàm nhưng rất tiếc do kiểm duyệt, naychỉ còn thấy được tựa bài đăng trên số báo ra ngày 18/6/1932. Vào năm 1927, những vụ tựsát diễn ra nhiều như một phong trào, và đáng chú ý là phần đông họ đều được cứu sống.Tuy không có con số thống kê đầy đủ về tất cả các trường hợp, một điều tra sơ bộ tập hợp 43trường hợp phụ nữ tự sát đăng tải trên báo chí trong khoảng từ 1927 đến 1934 ở Hà Nội, Huế,và Saigon(24). Kết quả này góp phần khẳng định tính xác thực của nhận xét sau đây viết vàotháng 7/1927. Gần đây, nói về chị em chúng mình hình như cái phong trào tự sát đã nổi lên đùng đùngkhông mấy hôm là không nhận được tin tức, nào chị này đâm đầu xuống hồ Hoàn Kiếm, nàochị kia [gi]eo mình xuống hồ Tây, lại còn những cô tự tử bằng cách khác như uống thuốc phiệndấm thanh cũng không phải là ít. Trong số những người muốn tự tử phần nhiều là các tiểu thư,ăn vận rất lượt là hoa mỹ, hình như con nhà tử tế cả, mà thường thường xuân xanh chỉ độ trongvòng mười tám đôi mươi có lẻ là cùng! Có một điều lạ là tuy các cô muốn mượn [gi]òng nướchoặc chén dấm thanh mà rũ sạch nợ trần cho hả cơn hờn [gi]ận, cho khỏi phải đeo đẳng cái tấmthân cơ khổ ở cái đời tẻ ngắt buồn tênh, nhưng tuy người muốn thác [tr]ời nào có cho; thực cáccô muốn chết mà chết cũng không thoát được vậy(25). Năm năm sau (1932), tạp chí Nam phong đăng song song nguyên văn tiếng Pháp vớibản dịch tiếng Việt tiểu luận về tự tử của tiểu thuyết gia Edmond Jaloux (1878-1949). Lờigiới thiệu in ở đầu hai bản song ngữ Pháp - Việt phân tích vắn tắt nguyên nhân căn bệnh tự tửở Việt Nam, Trong xã hội Việt Nam ta hiện nay, thường thấy nói có cái dịch tự tử. Gái non trẫmmình xuống sông xuống hồ, trai trẻ uống thuốc độc bằng nha phiến với dấm thanh, nhữngviệc đó hằng thấy in trong mục thời sự các báo. Một cái xã hội có nền nếp thì người ta khôngkhi nào nghĩ đến quyên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: